Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào Lớp 1

Hiện nay có quan niệm sai lầm về việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1 ở các thành phố, thị xã, những vùng kinh tế phát triển. Nhiều gia đình cho rằng để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 cần phải dạy trước cho chúng chương trình lớp 1 mà cụ thể là học đọc, viết và làm toán. Vì vậy họ đã nôn nóng cho con đi học chữ, học tính, kèm cặp con học chữ tại nhà hoặc yêu cầu cô mẫu giáo dạy chữ cho con họ với những mong muốn con mình sẽ đọc thông, viết được, bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với đặc điểm hình thái chức năng tâm lý ở lứa tuổi này.Thực trạng trên đã gây không ít những khó khăn trong việc quản lý và chỉ đạo ở các cơ sở giáo dục mầm non. Nếu không dạy đọc, dạy viết ở mẫu giáo 5 tuổi thì phụ huynh không gửi con hoặc đến kỳ 2 rất nhiều trẻ mẫu giáo nghỉ học để đến học với giáo viên tiểu học. Áp lực từ phía phụ huynh đã khiến một số cơ sở giáo dục mầm non chấp nhận để giáo viên mầm non làm thay công việc của giáo viên tiểu học mặc dù không được đào tạo một cách bài bản về dạy chương trình tiểu học. Mặt khác không ít phụ huynh phó mặc con con em họ cho cơ sở giáo dục mầm non, do vậy không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao.
doc 18 trang skmamnonhay 01/04/2025 390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào Lớp 1
 Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức vai trò quan trọng của việc chuẩn 
bị cho trẻ vào lớp 1 và cũng không phải ai cũng nhận thức rõ được những việc làm 
cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
 Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ở trẻ nhỏ nếu ép 
chúng tập luyện quá sớm khi các bộ phận chức năng chưa thành thục sẽ tốn nhiều 
công sức của người dạy và làm khổ con trẻ. Nhưng ngược lại, sự luyện tập vào lúc 
chớm nở sẽ gây được hào hứng và giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng. Luyện tập đúng 
lúc vừa gây được hứng thú vừa có hiệu qủa cao.
 Hiện nay có quan niệm sai lầm về việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1 ở các 
thành phố, thị xã, những vùng kinh tế phát triển. Nhiều gia đình cho rằng để chuẩn 
bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 cần phải dạy trước cho chúng chương trình lớp 1 mà 
cụ thể là học đọc, viết và làm toán. Vì vậy họ đã nôn nóng cho con đi học chữ, học 
tính, kèm cặp con học chữ tại nhà hoặc yêu cầu cô mẫu giáo dạy chữ cho con họ 
với những mong muốn con mình sẽ đọc thông, viết được, bất chấp nguyên tắc đòi 
hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với đặc điểm hình thái chức 
năng tâm lý ở lứa tuổi này.Thực trạng trên đã gây không ít những khó khăn trong 
việc quản lý và chỉ đạo ở các cơ sở giáo dục mầm non. Nếu không dạy đọc, dạy 
viết ở mẫu giáo 5 tuổi thì phụ huynh không gửi con hoặc đến kỳ 2 rất nhiều trẻ mẫu 
giáo nghỉ học để đến học với giáo viên tiểu học. áp lực từ phía phụ huynh đã khiến 
một số cơ sở giáo dục mầm non chấp nhận để giáo viên mầm non làm thay công 
việc của giáo viên tiểu học mặc dù không được đào tạo một cách bài bản về dạy 
chương trình tiểu học. Mặt khác không ít phụ huynh phó mặc con con em họ cho 
cơ sở giáo dục mầm non, do vậy không tạo ra được sự thống nhất trong công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 
không cao.
 Còn ở vùng nông thôn, những vùng khó khăn, miền núi hầu hết các gia đình 
lại ít quan tâm đến vấn đề chuẩn bị cho con vào lớp 1. Họ cho rằng "Trăng đến rằm 
thì trăng tròn" trẻ đến 6 tuổi thì nghiễm nhiên đi học lớp 1 không cần phải chuẩn bị 
gì cả: Không cần chuẩn bị tâm thế cũng như không cần biết khả năng và sức khoẻ 
của trẻ có thể đảm bảo cho trẻ học tập được hay không.
 Có thể thấy những quan niệm trên đây là hết sức sai lầm. Việc chuẩn bị cho 
trẻ vào học lớp 1 một cách có hiệu quả là một việc làm cần có sự chuẩn bị lâu dài 
và cần chuẩn bị một cách toàn diện về thể lực, trí tuệ, giao tiếp ứng xử xã hội, một 
số phẩm chất tâm lý và một số kỹ năng cơ bản của hoạt động học tập bằng những 
 2 nên khi vào lớp 1 còn ngỡ ngàng khó thích nghi với cuộc sống và học tập ở trường 
tiểu học, nhiều trẻ khi vào lớp 1 còn ngơ ngác chưa biết nghe lời thầy cô do không 
được dạy cách giao tiếp với những người xung quanh nên không ít trẻ tuy đã đến 
trường nhưng rất nhút nhát còn sợ thầy cô, bạn bè, cũng lại không được làm quen 
với hoạt động trí tuệ, không được quan sát sự vật hiện tượng, không được kích thích 
lòng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức về các vấn đề xung quanh nên nhiều cháu 
sợ đi học, những biểu hiện đó không chỉ mang lại nỗi vất vả cho các giáo viên tiểu 
học, nỗi lo lắng cho các bậc cha mẹ mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến kết quả 
học tập của trẻ, ảnh hưởng đến sự phỏt triển tâm lý suốt đời của trẻ. Chính vì thế để 
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần phải đặt ra một cách nghiêm túc, nhưng chuẩn bị 
như thế nào các bậc cha mẹ những người làm công tác giáo dục mầm non cần định 
ra những nội dung và phương pháp chuẩn bị thật đúng đắn để bước đường phát 
triển của trẻ sau này được thuận lợi.
 Năm học 2013 – 2014 bản thõn tụi được nhà trường phõn cụng dạy lớp mẫu 
giỏo lớn. Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt tỡnh hỡnh thực tế tụi nhận thấy lớp mỡnh 
cú những thuận lợi và khú khăn sau:
 * Thuận lợi:
 Phòng học đều là nhà kiên cố, cao tầng, diện tích rộng rãi, thoáng mát, 
khang trang, khuôn viên vườn rộng, đẹp, đồ dùng trang thiết bị đã được trang bị tối 
thiểu theo yêu cầu của ngành đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chương trình 
một cách cân đối.
 Bản thõn là giỏo viờn cú trỡnh độ chuyờn mụn và cú tinh thần trỏch nhiệm 
cao. Luụn phấn đấu và khụng ngừng học hỏi nõng cao năng lực bản thõn. Thực sự 
yờu trẻ, tõm huyết với nghề.
 Phụ huynh cú sự quan tõm , nhận thức cao về vấn đề chăm lo giỏo dục cho 
trẻ. 
 * Khó khăn.
 Nhu cầu phụ huynh gửi con đến trường ngày càng đông, số phòng học so 
với số học sinh hiện nay là quá tải. (Lớp cú 43 cháu/lớp).
 Các phòng chức năng, phòng năng khiếu hiện nay cũng chưa có nhiều cho 
các cháu hoạt động.
 Một số phụ huynh chưa quan tõm đến việc học của con cũn phú thỏc cho 
con, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.
 4 - Luôn chú ý mở rộng vốn từ cho trẻ, dạy trẻ cách phát âm đúng, nói đúng 
ngữ pháp.
 - Cung cấp biểu tượng, hiểu biết về môi trường xung quanh qua hoạt động 
làm quen với môi trường xung quanh.
 - Tập cho trẻ duy trì chú ý trong một thời gian dài và tập khả năng ghi nhớ 
cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng, 
các hoạt động thơ, chuyện....
 - Thường xuyên cho trẻ tiếp nhận các chuẩn nhận cảm về màu sắc, hình 
dạng, hình khối của các sự vật - hiện tượng thông qua hoạt động tạo hình, qua kể 
chuyện, hát múa, nghe nhạc... luyện khả năng nhạy cảm về âm thanh.
 - Luôn tổ chức hoạt động sao cho phát huy được tính tích cực của trẻ.
 Rèn luyện cho trẻ biết cách quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh: kính 
trọng lễ phép, đoàn kết thân ái.
 Hình thành ở trẻ thói quen cần thiết: tự phục vụ, thói quen văn hoá vệ sinh.
 Qua kết quả quan sát, tìm hiểu có thể thể thấy được công tác chuẩn bị cho 
trẻ vào lớp 1 ở lớp là tương đối tốt. Đa số các trẻ được chuẩn bị kỹ, toàn diện về các 
mặt và có đủ điều kiện để bước vào lớp 1.
 - Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 
Đó là vấn đề thực hiện chưa triệt để các nội dung, ở một số nội dung còn bị buông 
lỏng. Một số trẻ còn chưa biết cách diễn đạt, còn nói ngọng, một số trẻ còn rụt rè 
nhút nhát, chưa hòa nhập vào các hoạt động. Và công tác tuyên truyền cho phụ 
huynh hiểu về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 chưa tốt. Thiếu sự phối hợp giữa 
trường mầm non, phụ huynh và trường tiểu học. Do đó cần chuẩn bị như thế nào 
cho đúng đắn và khoa học để trẻ có thể vào học lớp 1 đạt hiệu quả cao nhất.
 2.2.Cỏc giải phỏp
 2.2.1. Chuẩn bị tốt cho trẻ tâm thế đến trường 
 Thông qua những hình thức hấp dẫn nhẹ nhàng như cho trẻ đi thăm quan một 
số trường tiểu học gần gũi, gặp gỡ các anh chị học sinh chăm ngoan học giỏi, tiếp 
xúc với những giáo viên yêu nghề và mến trẻ làm quen với những đồ dùng đẹp và 
hấp dẫn. Tất cả những thứ đó tuy chưa tạo ra động cơ học tập đích thực nhưng nó 
có khả năng khơi dậy lòng mong mỏi, tâm trạng náo nức được đến trường được làm 
một người học sinh. Các bậc cha mẹ đừng bao giờ lấy việc đi học ra để doạ trẻ, 
cũng đừng ép trẻ phải làm thế này, thế kia mới được đến trường. Điều quan trọng 
 6 khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng 
của từng trẻ.
 Tôi tìm hiểu về thể lực của trẻ qua theo dõi chế độ sinh hoạt hàng ngày của 
trẻ và các bài vận động, tôi thấy.
 - Chế độ dinh dưỡng của trẻ được đưa vào thực hiện theo thực đơn của từng 
mùa.
 - Được thực hiện đúng theo quy định.
 Do vậy kết quả đạt được về thể lực của trẻ qua theo dõi, biểu đồ tăng trưởng 
là tương đối tốt, cụ thể:
 Kết quả
 Kênh A Kênh B Kênh C
Lớp Số trẻ
 Số Số 
 Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ
 lượng lượng
Lớn A 43 41 93,3% 2 4,6% 0 0%
 2.2.3. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ.
 Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với hoạt động 
trí óc như: ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ.... gợi mở, 
khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh: Biết phát hiện, so sánh 
các đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (các con vật, cỏ cây hoa lá, hiện tượng 
thời tiết....) biết phán đoán suy luận qua nhiều cầu đố, trò chơi, chuyện kể.... giúp 
cho trẻ hiểu biết về thế giới cung quanh, rèn luyện sự tập trung chú ý có chủ định, 
ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ, kích thích trẻ 
năng động, sáng tạo trong tìm tòi khám phá, giúp trẻ định hướng trong không gian 
một cách chính xác.
 Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện 
của sự phát triển trí tuệ. Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự 
vật hiện tượng, mình đang ở đâu, vật ở trên - dưới, trước - sau, phải - trái.... mình 
đang ở thời điểm nào của thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, bây giờ là mùa đông/ thu/ 
xuân/ hè, biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được: bây giờ, lát 
nữa, hôm qua, ngày mai, năm ngoái, năm này, sang năm.... là điều kiện cần thiết để 
trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập cũng như tham gia vào các hoạt động 
 8 Kết quả:
 Kết quả
 Lớp Số trẻ Trả lời đúng Trả lời sai
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 Lớn A 43 43 100% 0 0%
 B2. Cho trẻ chia 10 bông hoa thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau
 Kết quả
 Lớp Số trẻ Trả lời đúng Trả lời sai
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 Lớn A 43 43 100% 0 0%
 Nhận xét: Qua thực nghiệm trên có thể thấy khả năng nhận biết về tỉ lệ của 
trẻ là tương đối chính xác, trẻ có thể giải quyết theo yêu cầu khó khăn hơn của 
bài toán Trẻ đã có khả năng suy luận logic.
 * Nội dung 2: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhận biết về hình dạng, kích 
thước.
 Để nhận biết về khả năng của trẻ về hình dạng, màu sắc tôi làm 3 loại hình: 
Hình vuụng; Hình chữ nhật; Hình tam giỏc, mỗi loại 6 hình: 2 màu vàng, 2 màu 
xanh, 2 màu đỏ. Tất cả là 18 hình. Tôi đặt toàn bộ số hình đó lên bàn cho trẻ quan 
sát sau đó tôi lấy 1 hình giơ lên và yêu cầu trẻ chọn giống cô.
 Kết quả
 Lớp Số trẻ Chọn đúng Chọn sai
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau.doc