Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 vào Lớp 1

Nơi tôi công tác là một trường mầm non thuộc ven thành phố. Phụ huynh nơi đây đa số là những phụ huynh có tuổi đời còn rất trẻ, có tư duy tiến bộ, đã có sự quan tâm đến việc học của con. Tuy nhiên, hầu hết đều là công nhân trong các công ty ở các khu công nghiệp trên địa bàn. Thời gian ca kíp thường đi sớm về khuya nên sự sát sao đến con còn nhiều hạn chế về mặt thời gian. Là một giáo viên tôi thường xuyên chủ động giao tiếp, trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ và qua mạng internet, zalo, viber. Mỗi bậc cha mẹ đều có những nỗi lo riêng cho con mình nhưng tập trung nhất vẫn là việc cho con làm quen chữ viết, nhận mặt chữ. Vì sau năm học cuối cấp mầm non này các con sẽ bước vào lớp 1. Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh tôi đã tiến hành rà soát thì nhận thấy rằng 75% số trẻ trong lớp được cha mẹ cho theo học các lớp luyện chữ, toán tư duy sau giờ tan học ở trường. Chính sự kì vọng quá ở trẻ và lo lắng con không theo kịp bạn khi vào lớp 1 của phụ huynh đã vô tình trở thành áp lực, trở ngại về mặt tâm lí của trẻ. Chính từ những lí do và kết quả khảo sát trên đây, năm học 2019 -2020 này tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài và đưa ra “ Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1”.
docx 39 trang skmamnonhay 31/10/2024 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 vào Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 vào Lớp 1
 hiểu biết về môi trường xung quanh, môi trường xã hội, bản thân, gia đình, kỹ năng vận 
động còn chậm chạp. Thậm chí có trẻ đến 5 tuổi mới đến trường. 
 Nơi tôi công tác là một trường mầm non thuộc ven thành phố. Phụ huynh nơi đây đa 
số là những phụ huynh có tuổi đời còn rất trẻ, có tư duy tiến bộ, đã có sự quan tâm đến 
việc học của con. Tuy nhiên, hầu hết đều là công nhân trong các công ty ở các khu công 
nghiệp trên địa bàn. Thời gian ca kíp thường đi sớm về khuya nên sự sát sao đến con còn 
nhiều hạn chế về mặt thời gian. Là một giáo viên tôi thường xuyên chủ động giao tiếp, 
trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ và qua mạng internet, zalo, viber. Mỗi bậc 
cha mẹ đều có những nỗi lo riêng cho con mình nhưng tập trung nhất vẫn là việc cho con 
làm quen chữ viết, nhận mặt chữ. Vì sau năm học cuối cấp mầm non này các con sẽ bước 
vào lớp 1. Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh tôi đã tiến hành rà soát thì 
nhận thấy rằng 75% số trẻ trong lớp được cha mẹ cho theo học các lớp luyện chữ, toán tư 
duy sau giờ tan học ở trường. Chính sự kì vọng quá ở trẻ và lo lắng con không theo kịp 
bạn khi vào lớp 1 của phụ huynh đã vô tình trở thành áp lực, trở ngại về mặt tâm lí của 
trẻ. Chính từ những lí do và kết quả khảo sát trên đây, năm học 2019 -2020 này tôi đã 
mạnh dạn lựa chọn đề tài và đưa ra “ Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
vào lớp 1”.
2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 vào lớp 1.
3. Tác giả sáng kiến
Họ tên : Nguyễn Thị Huyền
Địa chỉ: Trường mầm non Thanh Trù
 Thôn Đông – Xã Thanh Trù – Thành phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Số điện thoại : 0915378260 
Email: Kimtrangdat2011@gmail.com.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường 
và công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường.
 2 học thường xuyên, học suốt đời”. Nếu không chuẩn bị cho trẻ tốt ngay tư bậc học Mầm 
non thì trẻ sẽ không có khả năng cũng như sự thích ứng với môi trường học tập ở Trường 
phổ thông. Vì thế mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một hết sức đặc biệt và ý nghĩa, đóng 
một vai trò rất quan trọng giúp trẻ có đủ tự tin, điều kiện để làm quen dần với các hoạt 
động học tập, cuộc sống cũng như chế độ sinh hoạt ở Trường tiểu học.
7. 2. Cơ sở thực tiễn và thực trạng của lớp
 Qua nhiều năm phụ trách lớp 5 tuổi tôi nhận thấy rằng trẻ ở lứa tuổi này rất thích “ 
đọc” sách, học chữnhưng việc nhận mặt chữ, mặt số trên sách báo của trẻ còn nhiều 
hạn chế. Trẻ hay đọc theo quán tính, bắt chước học vẹt, nhiều trẻ nói ngọng không rõ từ. 
Năm học 2019 – 2020 này tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 5TA với tổng số trẻ là 40 
trẻ. Đa số trẻ trong lớp nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động của 
lớp, tuy nhiên còn một số trẻ thể lực yếu, khả năng thực hiện các bài tập vận động còn 
hạn chế. Một số trẻ đến 5 tuổi mới ra lớp nên khả năng nhận thức của trẻ trong lớp chưa 
đồng đều. Trẻ chưa biết cách sử dụng vốn từ mình có để diễn đạt suy nghĩ của mình một 
cách rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Nhiều trẻ còn sử dụng tiếng địa phương, phát âm chưa 
chuẩn tiếng việt dẫn đến việc trẻ thiếu tự tin khi đứng trước lớp đọc bài hay biểu diễn một 
tác phẩm âm nhạc. Khi trẻ đến lớp được các cô dạy bảo thì những thói quen, nề nếp ở lớp 
dần được hình thành nhưng vì một số trẻ mới đến lớp nên còn khóc nhè, chưa hòa đồng 
cùng chơi với bạn. Các kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ còn nhiều hạn chế, thậm chí 
có trẻ còn chưa tự cởi và mặc áo, ăn cơm không tự xúc cơm. Trẻ trong lớp rất hứng thú 
tham gia vào các hoạt động của lớp, thích được giúp đỡ bạn, giúp đỡ cô khi chuẩn bị đồ 
dùng cho bài học. 
 + Thuận lợi: Lớp đã được trang bị đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học như máy tính, 
loa, máy chiếu, phù hợp với trẻ. Các cô giáo ở lớp có trình độ trên chuẩn, yêu nghề, 
yêu trẻ tâm huyết với ngành học. Ban giám hiệu đã sát xao tạo điều kiện về cơ sở vật 
chất, tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng nghiệp thường 
xuyên trao đổi kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ qua sách báo và kinh nghiệm của trường 
bạn.
 4 Từ những hạn chế và kết quả khảo sát trên đây tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện 
pháp sau nhằm tháo gỡ những khó khăn khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
 7.3. Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi vào lớp 1.
 7.3.1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị thể lực cho trẻ
 Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ là chuẩn bị cả về chất và lượng chứ không đơn thuần 
là chỉ phát triển về chiều cao, cân nặng mà quên đi mặt quan trọng là năng lực làm việc 
bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp độ khéo léo của 
bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan. Chuẩn bị cho trẻ một thể lực tốt có một ý 
nghĩa quan trọng bởi trẻ đang ở những năm đầu của sự phát triển, định hình tính cách 
thậm chí là suy nghĩ của trẻ sau này. Nên việc cho trẻ tiếp cận với những môn thể thao 
như bóng đá, cầu lôngnhẹ nhàng, vừa sức sẽ rèn luyện cho trẻ nhiều đức tính tốt đẹp 
đặc biệt là thói quen rèn luyện thể dục thể thao, giúp trẻ phát triển về thể lực là tiền đề để 
trẻ phát triển về trí lực. Bởi khi có một sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. 
Khoa học và thực tiễn cũng đã cho thấy việc tập luyện thể dục thể thao cũng là cách tốt 
nhất để nâng cao thể lực, phòng ngừa bệnh tật, phát triển các tố chất vận động cho trẻ một 
cách tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thông qua các bài tập trong chương trình lĩnh vực phát 
triển thể chất cho trẻ mầm non, mỗi bài tập đòi hỏi một nỗ lực cao của trẻ khác nhau. Từ 
đó hình thành và giáo dục cho trẻ những phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người 
một cách tự nhiên như: Tính kỷ luật, ý chí, tính kiên trì, sự tự tin, tinh thần tập thể, ý thức 
đồng đội Cần tạo cho trẻ một môi trường hoạt động tích cực, thoải mái và có cảm giác 
an toàn, tự tin.
 Thực hiện đầy đủ các nội dung, tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe 
và vận động cho trẻ, phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về vận động để có biện pháp 
thích hợp giúp đỡ trẻ. 
 Để trẻ có được năng lực bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần 
kinh, cơ bắp, sự nhanh nhạy, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xuống mức thấp nhất có 
thể thì chế độ sinh hoạt ở trường của trẻ cần được xây dựng một cách hợp lý cả về thời 
gian cũng như đặc điểm phát triển riêng của lứa tuổi, của trẻ. Trong giờ ăn, cô giới thiệu 
 6 SARS – COV- 2 theo thông tin khuyến cáo của bộ y tế. Thứ hai, tuyên truyền và vận 
động phụ huynh quan tâm và xây dựng một chế độ sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, luyện 
tập cho trẻ một cách khoa học, hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm 
phát triển riêng của lứa tuổi. Tôi đã đưa ra một vài gợi ý về chế độ sinh hoạt cho trẻ để 
phụ huynh tham khảo như: Sau khi trẻ thức dậy (khoảng từ 6h30 phút đến 7h00 phút), trẻ 
tự vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch 
có cồn. Sau đó trẻ ăn sáng, nghỉ ngơi ( khoảng từ 7h00 phút đến 7h 45 phút) cho trẻ tập 
thể dục sáng cùng các cô giáo trong trường qua video bài tập “ Chú voi con ở Bản Đôn” 
trên face book của nhà trường hay qua zalo mà tôi đã chia sẻ. Sau khi trẻ tập xong bài tập 
cha mẹ cho trẻ học cùng cô qua video hay trên các kênh truyền hình. Trẻ chơi các trò 
chơi dân gian trẻ biết hay chơi với đồ chơi sẵn có ở gia đình, khi trẻ chơi xong cho trẻ 
dọn đồ dùng đồ chơi và rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Trẻ ăn trưa và ngủ trưa ( 
khoảng từ 10h30 phút đến 14h00 phút), sau khi trẻ dậy cho trẻ đi vệ sinh, ăn nhẹ, vui 
chơi, hay học những chương trình bổ ích trên truyền hình, cho trẻ uống nước ấm thường 
xuyên và theo nhu cầu. 
 7.3.2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ
 Theo Phó giáo sư, tiến sỹ tâm lý Huỳnh Văn Sơn thì trí tuệ là những gì cho phép ta 
thích ứng được với hoàn cảnh bao gồm trí tuệ học đường và trí tuệ thực tiễn. Trí tuệ học 
đường là khả năng được đánh giá bởi khả năng thực hiện những nhiệm vụ thông thường ở 
trường học hoặc trong các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa với trí tuệ thực tiễn. Trí tuệ 
thực tiễn là khả năng trí tuệ được phản ánh trong sự thực hiện thành công trong hoàn 
cảnh tự nhiên, trong cuộc sống thường ngày và ngoài trường học. Trẻ có chỉ số trí tuệ học 
đường cao chưa có nghĩa là chỉ số trí tuệ thực tiễn cao và ngược lại. Vì vậy, cần phải 
chuẩn bị trí tuệ cho trẻ là giúp trẻ, hình thành cho trẻ các kỹ năng thao tác tư duy cho trẻ. 
Chuẩn bị về mặt trí tuệ cho trẻ là cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết nhất định về thế giới 
xung quanh trẻ, về môi trường xã hội, mối quan hệ giữa người với người, các biểu hiện 
về thời gian, không gian, đồng thời có kỹ năng hoạt động trí óc như so sánh, phân tích, 
tổng hợp Năng lực trí tuệ cần hình thành cho trẻ chuẩn bị vào lớp một là năng lực nhận 
 8 cho chữ, hay cô viết tên trẻ trong lớp lên bảng, đọc tên trẻ lên và cho trẻ tìm xem tên bạn 
nào có chứa chữ cái mà cô vừa cho trẻ làm quen.
 Phát triển tư duy ở trẻ: Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ánh Tuyết và những cộng sự 
thì đặc điểm tư duy ở trẻ mẫu giáo lớn xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới và 
những yếu tố của tư duy logic. Không có khả năng tư duy thì trẻ không thể lĩnh hội được 
những kiến thức xã hội. Ngay trong hoạt động vui chơi, tư duy giúp trẻ giải quyết những 
tình huống xảy ra khi chơi làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Ví dụ như khi chơi trò chơi bác 
sỹ trẻ thực hiện được thao tác, mô phỏng được mối quan hệ giữa bác sỹ với bệnh nhân. 
Biết cầm ống nghe đưa vào tai và đặt ống nghe lên người bệnh.
 Sự phát triển tư duy trực quan hình tượng là việc giải quyết một nhiệm vụ trên bình 
diện hình ảnh trực quan sinh động. Đây là một loại tư duy đặc biệt chỉ có ở người và nhất 
là trẻ nhỏ. Để phát triển tư duy trực quan hình tượng nói riêng và tư duy của trẻ nói chung 
thì mỗi hoạt động nhất là khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học hay khám phá xã hội. 
Các cô giáo mầm non luôn tìm tòi làm những đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên 
hay vật liệu phế thải sinh động, hấp dẫn phù hợp với trẻ hay sử dụng những vật thật dễ 
kiếm, dễ tìm để trẻ được khám phá, tri giác về sự vật. Ví dụ như cho trẻ khám phá một số 
con vật sống dưới nước gần gũi sẵn có ở địa phương cá, cua, tôm, ốctôi thường sử 
dụng con vật thật. Khi sử dụng con vật thật trẻ được quan sát, sờ, nắm, tác động vào đối 
tượng từ đó trẻ được tri giác về đối tượng một cách cẩn thận, hứng thú. Chính vì vậy mà 
việc cung cấp những biểu tượng đa dạng, phong phú xung quanh trẻ là việc rất cần thiết, 
đồng thời rèn luyện ở trẻ tính linh hoạt, tính khái quát, so sánh, phán đoán của tư duy. 
Thiết kế các tình huống chơi thông qua các hoạt động để trẻ khám phá, tự tìm cách giải 
quyết vấn đề; Sử dụng các nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để 
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, giúp trẻ học tập, khám phá và trải nghiệm. Tổ chức nhiều 
các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ được khám phá và rèn luyện các kỹ năng. Ví 
dụ như khi tổ chức khám phá khoa học tôi đã chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm 
có một nhóm trưởng, cho trẻ được quan sát, thảo luận về đối tượng và nhóm trưởng lên 
trình bày ý kiến của nhóm. Hay khi cho trẻ củng cố lại chữ cái đã học hay chữ số tôi sử 
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chuan_bi_cho_tre_mau.docx