Sáng kiến kinh nghiệm Hành trang giúp trẻ mẫu giáo lớn vững tâm vào lớp 1

Tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để bước vào lớp 1, trẻ cần phải được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Bởi vì đối với trẻ Mầm non đang từ cuộc sống thoải mái về thời gian cũng như tinh thần, chuyển sang giai đoạn mới- nơi học tập được xem là hoạt động chủ đạo là một việc không hề đơn giản với trẻ. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ, gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Vì vậy nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là trang bị cho con thật nhiều tri thức cho việc đọc, viết, làm toán để khi nhập học hạn chế việc con mình không theo kịp các bạn. Mà họ đâu biết rằng trang bị cho con như thế tưởng chừng là có lợi nhưng thực ra là ngược lại. Vì vậy giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị toàn diện cho trẻ về các mặt: phát triển thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết…
doc 11 trang skmamnonhay 05/06/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hành trang giúp trẻ mẫu giáo lớn vững tâm vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hành trang giúp trẻ mẫu giáo lớn vững tâm vào lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Hành trang giúp trẻ mẫu giáo lớn vững tâm vào lớp 1
 Vì vậy nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là trang bị cho con thật nhiều tri thức 
cho việc đọc, viết, làm toán để khi nhập học hạn chế việc con mình không theo kịp 
các bạn. Mà họ đâu biết rằng trang bị cho con như thế tưởng chừng là có lợi nhưng 
thực ra là ngược lại. Vì vậy giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất để chuẩn bị cho trẻ 
vào lớp 1 là chuẩn bị toàn diện cho trẻ về các mặt: phát triển thể lực, trí tuệ, ngôn 
ngữ, một số kỹ năng cần thiết
 2. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:
 - Trường mầm non Hoa Thủy Tiên đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trang thiết bị 
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các cháu đầy đủ ngay từ đầu năm. Ban giám hiệu đã 
tạo điều kiện cho tôi được tham gia tham gia các lớp tập huấn, các lớp chuyên đề 
nhằm nâng cao tay nghề.
 - Bản thân có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, nắm vững phương pháp, nội 
dung, yêu cầu cần đạt của trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, sáng tạo trong công việc. 
Yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công việc có trình độ chuyên môn đạt 
chuẩn, có kinh nghiệm lâu năm giảng dạy lớp lớn. 
 - Học sinh trong lớp cùng lứa tuổi, khả năng nhận thức đồng đều nên việc 
truyền đạt kiến thức, kỹ năng của cô cũng dễ dàng hơn.
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ và ủng hộ các hoạt 
động của lớp.
b. Khó khăn:
 - Lớp có một trẻ SDD, một trẻ 5 tuổi mới bắt đầu đi học ở trường hay nghỉ học, 
tiếp thu bài chậm.
 - Trong lớp có nhiều trẻ nói còn nói ngọng chữ n-l, chưa mạnh dạn tự tin trong 
giao tiếp, một số trẻ kiến thức xã hội còn hạn chế.
 - Vẫn còn 1 số phụ huynh có những tư tưởng, nhận thức sai lệch về vấn đề 
chuẩn bị cho con vào lớp 1 như: cho trẻ học trước chương trình lớp 1 hoặc chưa 
quan tâm đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào trường tiểu học.
 3. Các biện pháp: 
 Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã luôn trăn trở suy 
nghĩ mình phải làm gì, làm như thế nào, để trẻ lớp mình vững vàng bước vào lớp 1. 
 Và tôi đã tiến hành khảo sát thực tế 40 trẻ ở lớp Mẫu giáo lớn A4 của tôi ngay 
từ đầu năm học 2018- 2019, cụ thể:
 2 Với giờ thể dục giờ học tôi đặc biệt chú ý. Khi tổ chức giờ dạy, tôi luôn 
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ thực hiện. Để trẻ cảm thấy tự tin, tôi chú 
trọng phần làm mẫu kỹ và hướng dẫn trẻ nắm bắt các động tác để trẻ mạnh dạn khi 
thực hiện. Tôi luôn đưa ra nội dung bài tập từ dễ đến khó, cho trẻ vận động theo 
nhóm để cô giáo dễ quan sát và đưa ra yêu cầu phù hợp với đối tượng trẻ giúp trẻ 
cảm thấy tự tin, không chán nản.
 Đồng thời tạo cho trẻ thói quen ăn - ngủ - nghỉ đúng giờ giấc. Tăng cường 
vận động tinh cho trẻ qua các hoạt động tạo hình, hoạt động vui chơi: xé, cắt dán, 
tô, vẽ, gấp, nặn...Sau một thời gian rèn luyện trẻ đã quen nề nếp ở trường ăn, ngủ 
đúng giờ, trẻ được vận động hợp lý, trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của cháu 
để khi ở nhà phụ huynh chăm sóc phù hợp hơn.
 Trẻ mạnh dạn tham gia các trò chơi vận động tại “Ngày hội dân gian” của trường
3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt cho trẻ về nhận thức
 Nhận thức của trẻ ở bậc học mầm non chính là những hiểu biết ban đầu về 
bản thân, gia đình, môi trường xung quanh về thế giới các loài cây, con vật, các 
hiện tượng thời tiết xung quanh, mối quan hệ của bé với bạn và người khác, các 
biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc 
như biết so sánh, phân tích, tổng hợp, được thực hiện trong các hoạt động học tập 
qua các tiết học: văn học, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ viết, 
làm quen với toán, hoạt động vui chơi Thông qua đó trẻ cần đạt được những yêu 
cầu của các môn học, các hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất 
cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin, vững vàng.
 4 + Cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã định hướng được trên- dưới, trước- sau, 
trái - phải nhưng lớp tôi vẫn còn nhiều trẻ nhầm lẫn, chưa phân biệt bên trái, phải. 
Vì vậy trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, học tập tôi thường xuyên rèn luyện cho 
trẻ tập sử dụng tay trái, tay phải để giải quyết nhiệm vụ chơi, học tập. Vì nếu trẻ 
không phân biệt được vị trí trong không gian thì sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp 
thu kiến thức ở các môn học.
 Ví dụ: những chữ cái p, q, d, b chỉ khác nhau về vị trí các nét, các chữ cái 
trong không gian. Nếu trẻ nào xác định vị trí trong không gian tốt sẽ đọc, viết dễ 
dàng mà không bị nhầm lẫn.
 - Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tổ chức trò chơi, tiết học tôi luôn đặt 
ra nhiệm vụ mà trẻ phải dựa vào một vật chuẩn nào đó để giải quyết nhiệm vụ, 
đồng thời tăng dần độ khó, phức tạp để phát triển khả năng định hướng trong không 
gian của trẻ.
 Ví dụ: phái trên bên phải cái tủ có gì? Phía dưới bên trái cái bảng có gì,
 Một giờ làm quen chữ cái tại lớp
3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm- quan hệ xã hội
 Sự phát triển các mặt tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và 
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Chính việc phát triển tính tự tin, tự trọng, 
thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những qui 
định chung và sự chỉ dẫn của người lớn (phù hợp với lứa tuổi của trẻ) là vô cùng 
thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường tiểu học sau này. Khi trẻ tự tin vào chính bản 
thân mình, trẻ sẽ học được cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm 
vụ đến cùng. Vì vậy hãy để trẻ tự làm và người lớn chúng ta là khích lệ trẻ.
 + Tôi thường xuyên đặt các câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ những suy nghĩ, 
cảm xúc của mình thông qua tranh ảnh, hình vẽ, thơ, chuyện. Khuyến khích trẻ tự 
 6 sáng tạo khi thực hiện, sau đó cô trò cùng nhận xét: Hôm qua cô muốn các con 
chuẩn bị quà để tặng các bạn, vậy các con sẽ tặng bạn những gì? (Con tặng bạn 
ngôi nhà). Sau khi tổ chức thành công hoạt động “Mái ấm tình thương”, cô và trò 
cùng hát bài “Ngôi nhà mơ ước”. Thông qua hoạt động này, tôi đã gợi được ở trẻ 
lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
3.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt ngôn ngữ
 Tất cả những nội dung, kiến thức nói cho đến cùng đều phải thông qua tiếng 
mẹ đẻ. Vì vậy việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt 
hàng ngày là việc rất quan trọng. Mặt khác, trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt 
thì các quá tŕnh tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác cũng theo đó mà 
phát triển.
 Vì vậy trong các hoạt động hàng ngày tôi luôn chú ý cung cấp cho trẻ vốn từ, 
giúp trẻ hiểu ý nghĩa của từ, khuyến khích trẻ hoạt động lời nói một cách tích cực.
Trong các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, giao tiếp với bạn bè, tôi luôn 
khuyến khích trẻ phát biểu ý kiến, bày tỏ suy nghĩ của bản thân, trao đổi, thảo luận 
với các bạn để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin.
 Thông qua hoạt động LQCV, tôi rèn cho trẻ cách phát âm chuẩn xác 29 chữ 
cái. Hoạt động này tương đối khô khan so với các hoạt động khác, để giúp trẻ hứng 
thú, khắc sâu những kiến thức vừa học tôi lồng ghép phương pháp “ học bằng chơi, 
chơi mà học” giúp trẻ học một cách nhẹ nhàng mà say mê.
 VD: Ở chủ đề “Những con vật bé yêu” tiết làm quen với chữ: i,t,c thay vì chỉ 
đơn giản đưa những hình ảnh có chứa từ: con khỉ, con vịt, cá chép  thì tôi tìm 
những video động trong máy vi tính như: khỉ con đang trèo cây hái quả; đàn vịt 
đang bơi lội, đàn cá chép bơi trong ao  Sau đó cho trẻ gọi tên các con vật và trẻ 
trả lời chúng đang làm gì? Rồi mới cho các con chữ chạy lên, trẻ được quan sát trên 
máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo tôi khéo 
léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài cách say mê, nhẹ nhàng.
 Thông qua hoạt động LQVH tôi chú trọng cung cấp từ mới, từ khó ở các bài 
thơ, câu chuyện để giúp trẻ hiểu sâu nội dung. Tôi chú trọng việc cho trẻ kể lại 
chuyện, đọc thơ cá nhân, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề, đóng kịch. Qua đó giúp 
trẻ thể hiện lời nói, cử chỉ của nhân vật, nhớ lại câu chuyện, bài thơ từ đó giúp mở 
rộng vốn từ cho trẻ, cách sử dụng câu, trình bày ý kiến của mình bằng ngôn ngữ, 
học cách thể hiện văn hóa khi nói, giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
 VD: Cho trẻ đóng kịch dê trắng và dê đen, qua đó giúp trẻ thể hiện lời nói, 
cử chỉ của từng nhân vật, giúp trẻ nhớ lại chuyện.
 8 + Chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp, tổ chức các hoạt 
động giáo dục nhằm phát triển ở trẻ tất cả các lĩnh vực, giúp trẻ vững vàng, tự tin 
khi bước chân vào trường tiểu học. 
 + Hướng dẫn phụ huynh sưu tầm sách, chọn sách, hướng dẫn trẻ các kỹ 
năng học tập cần thiết khi bước vào lớp 1.
 Bên cạnh đó tuyên truyền cho phụ huynh những yêu cầu quan trọng để giúp 
trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực, cách ứng 
xử với mọi người xung quanh, biết diễn đạt điều mình muốn một cách mạch lạc rõ 
ràng, cần tạo cho trẻ thói quen tự lập, kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ 
phát âm 29 chữ cái.
 Vậy một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở trên là rất quan trọng, 
không thể tách rời nhau được và không thể thiếu một trong các biện pháp đó trong 
quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, cuối năm học 2018- 2019, 
các cháu lớp MGLA4 đã đạt được những kết quả sau: 
 Những yếu tố cần chuẩn bị cho trẻ Số lượng Tỷ lệ(%)
Hứng thú đi học 40 100
Khả năng Ngôn ngữ 35 86
Khả năng nhận thức 37 92
Thể lực 38 95
Tình cảm - quan hệ xã hội 34 85
Khả năng ứng xử với mọi người 36 90
Có một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động sinh hoạt, học tập 35 86
Khả năng định hướng trong không gian, thời gian 34 85
Hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh 33 83
 III. KẾT LUẬN
 Muốn trẻ có được một tâm thế tốt chuẩn bị vào lớp 1 tốt bản thân mỗi giáo 
viên cần phải:
 - Nắm vững nội dung và tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường 
tiểu học.
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hanh_trang_giup_tre_mau_giao_lon_vung.doc