Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác, ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh chúng. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có những phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi và phù hợp với thời đại.
Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu tiên là nhận biết và phát âm chính xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, trong nhiều năm trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Gia Lâm đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
doc 28 trang skmamnonhay 12/03/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi
 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
 PHẦN: A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
 “Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày mai”
 Đúng vậy, vì sự phồn vinh của Đất nước trẻ em cần được quan tâm và 
giáo dục một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng 
đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: Môi trường xã hội, gia đình, vật chất, 
giáo dục và sở thích cá nhân Trong đó vai trò của giáo viên mầm non có một 
vị trí quan trọng là tạo ra môi trường học tập và vui chơi phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ để nuôi dưỡng và phát triển những điểm 
mạnh và khắc phục những điểm yếu ở tâm hồn trẻ thơ. 
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông 
minh, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác, ham học hỏi, thích tìm tòi 
khám phá thế giới xung quanh chúng. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có 
những phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi và phù hợp với thời đại.
 Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. 
Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú 
nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ 
pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng 
ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân 
tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển 
sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu tiên là nhận biết và phát âm chính 
xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen 
chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu 
giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát 
âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và 
tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng 
hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt 
đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, 
trong nhiều năm trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Gia Lâm 
đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế 
cho trẻ vào lớp một. 
 Trên thực tế, trẻ rất ham học chữ. Thế nhưng trẻ lại nhanh chóng tỏ ra uể 
oải, chán nản bởi giờ học chữ cái vốn khô khan, rời rạc. Các con chữ là những 
ký hiệu na ná nhau nên rất dễ nhầm lẫn.Vì thế những cái trẻ đã học được trong 
giờ làm quen cũng nhanh chóng bị quên đi và việc nhầm lẫn giữa các chữ cái 
với nhau là điều không tránh khỏi.
 1 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu 
học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ 
đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì 
học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ 
mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở 
đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ 
học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo 
viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. 
Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ 
cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu 
khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ 
lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.
 Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc 
phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do 
đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả 
năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
 Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế 
giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối 
quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và 
viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác 
nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ 
có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu 
biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học.
 Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm 
non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng 
kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp 
được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi 
cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối 
với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt 
động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan 
trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng 
phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn 
thiện các nhân cách cho trẻ.
 3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
3) Khảo sát thực tế:
 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm 
vụ giáo dục trẻ nói chung và ứng dụng được phương pháp giáo dục tiên tiến nói 
riêng, ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học 
sinh để nắm bắt tình hình của trẻ trong lớp. 
 * Kết quả khảo sát đầu năm về kiến thức, kỹ năng, sự hứng thú của 34 trẻ 
 trong lớp:
 Số trẻ 
 Số trẻ Tỷ Lệ Tỷ Lệ 
 Nôi dung Chưa 
 Đạt (%) (%)
 Đạt
 Thuộc mặt chữ (29 chữ cái) 22 65 12 35
 Khả năng phát âm 24 71 10 29
 Phân tích đặc điểm 25 74 9 26
 Hứng thú học 23 68 11 32
 Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức, khả năng... 
của cả lớp nói chung và khả năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực 
hiện theo các biện pháp sau :
 • Xây dựng nề nếp của trẻ trong học tập, tổ chức linh hoạt, sáng tạo 
 trong các giờ học LQCC.
 •Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử 
 • Sưu tầm các hoạt động, trò chơi theo phương pháp giáo dục 
 Montessori.
 • Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác 
 • Tạo môi trường chữ cái sinh động 
 • Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
II CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
 5 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
có thể xây dựng giờ học thành một chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối thì 
sự hứng thú của trẻ sẽ được đẩy lên cao, khả năng tập trung và lĩnh hội kiến thức 
của trẻ sẽ thật tuyệt vời. Trẻ luôn bị cuốn hút khi được tham gia vào các chương 
trình mà bản thân trẻ được trở thành nhân vật chính. Vì vậy, khi tổ chức hoạt 
động học làm quen chữ cái tôi luôn chủ động đưa giờ học đi theo một nội dung 
xuyên suốt.
 Ví dụ trong chủ đề “Tết và mùa xuân”, tôi xây dựng hoạt động học làm 
quen chữ cái h, k theo chương trình “Bé vui đón tết”. Mở đầu tiết học, cô và trẻ 
cùng hát và vận động “Vui đón xuân”, trò chuyện về công việc mà bố mẹ 
thường làm để chuẩn bị đón tết. Sau đó, trẻ sẽ được cùng cô đi chợ hoa ngày tết. 
Tại đây, trẻ sẽ được chiêm ngưỡng các loài hoa cùng với việc làm quen chữ cái 
h, k có trong tên gọi của hoa đào, hoa loa kèn. Đó là hai loại hoa mà cô giáo 
chọn mua. 
 BÊm vµo ®©y ®Ó xuÊt hiÖn hiÖu øng
 hoa ®µo hoa loa kÌn
 Hình 1. Hoa đào, hoa loa kèn và thẻ từ
Sang phần ôn luyện, chính trẻ sẽ được chọn mua các loại hoa trong một cửa 
hàng hoa đặc biệt dành cho các bạn nhỏ - cửa hàng “Hoa chữ cái”. Trẻ đọc các 
chữ cái có gắn trên chậu hoa và chọn mua đúng chậu hoa có chữ cái theo yêu 
cầu.
 k
 h q h h
 h h k p
 k q q
 pp p k
 Hình 2. Trò chơi “Cửa hàng hoa chữ cái”
 Tiếp theo trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” với chủ 
đề về tết – một trò chơi do ban quản lý chợ hoa tổ chức dành riêng cho các bạn 
 7 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
 Hình 3. phân tích nét chữ: chữ h, chữ k
 Thật đơn giản để trẻ có thể phân tích, so sánh, tìm ra điểm giống và khác 
nhau của từng nhóm chữ cái sau khi xem những slide được thiết kế như vậy. Trẻ 
học chữ cái mà hào hứng say mê như đang được xem một bộ phim hoạt hình và 
nhiều khi còn reo lên thích thú. 
 Hình 4. So sánh chữ h, chữ k
 Để nâng cao chất lượng của giáo án điện tử, tôi thường xuyên tìm các 
giáo án trên mạng để học hỏi các hay, cái mới của các đồng nghiệp, tích lũy cho 
mình kho hình ảnh để sử dụng khi cần thiết và thiết kế lại cho phù hợp với nội 
dung bài dạy của mình. Tôi cũng dùng photosoft 8.0 để cắt rời các nét chữ. Tôi 
đã có đầy đủ các nét chữ phục vụ cho việc thiết kế giáo án điện tử làm quen chữ 
cái.
 Hình5. Các nét chữ cơ bản trong bảng chữ cái tiếng việt
 29 Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi 
 Hình 7. chữ h, chữ k được xếp dần từ những bông hoa đào, hoa mai
 Với mỗi chủ đề, tôi có thể lựa chọn các hình ảnh khác nhau để xếp chữ. 
Ví dụ chủ đề động vật chữ cái được xếp từ chim, chuồn chuồn, bướm hoặc các 
hình ảnh con vật ngộ nghĩ, đáng yêu khác. Chủ đề nước và các hiện tượng thiên 
nhiên có thể dùng đám mây, giọt nước hay mũ, ô để xếp chữ cái
 Hay cũng hình thức đó nhưng mỗi ô chữ ẩn chứa một câu đố về chữ cái 
đã học. việc giải được các câu đố này sẽ giúp trẻ tìm ra chữ cái bí ẩn. Nếu không 
giải được hết các câu đố thì trẻ sẽ phải phán đoán ra chữ cái dựa vào một số ô 
chữ được lật mở. Chính yêu cầu này đã kích thích trẻ tập trung suy nghĩ để tìm 
ra đáp án đúng, cũng nhờ vậy mà hiệu quả ghi nhớ thật cao.
 Ví Dụ: Ở chủ điểm giao thông dậy trẻ làm quen với chữ g, y thì ở phần trò 
chơi ôn luyện tôi cho trẻ chơi các trò chơi
 - Trò chơi 1: “Ghép các nét chữ” trẻ ghép chữ cái g, y bằng nét rời
 Hình 8: trò chơi ghép nét chữ.
 - Trò chơi 2: “Tìm chữ cái đang học trong từ” Khi hình ảnh biển báo giao 
thông có từ xuất hiện trẻ tìm nhanh chữ cái đang học trong từ và phát âm.
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_qu.doc