Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Đối với trẻ khả năng nhận thức và kỹ năng phòng, tránh về đuối nước của trẻ còn hạn chế nhưng trẻ lại hay tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh đặc biệt là trẻ rất thích chơi đùa với nước nên rất dễ dẫn đến tình trạng đuối nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em như do sự không an toàn của môi trường sống xung quanh, ao hồ không có rào chắn, sông suối không có biển báo nhưng nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ em tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ, xô chậu có chứa nước, kênh mương, ruộng đồng, bồn tắm, bãi biển. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là khi tình trạng xảy ra đuối nước các em tự cứu lẫn nhau nhưng do bản thân chưa có kiến thức trong việc xử lý, cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối lại tăng lên. . Khoảng 90% các vụ đuối nước hiện nay xảy ra ở khu vực có nguồn nước ngọt (sông, suối, ao, hồ, hồ bơi) và 10% xảy ra ở khu vực nước mặn (biển).. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có kiến thức và trách nhiệm về phòng tránh đuối nước và kĩ năng xử lý tai nạn đuối nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em như do sự không an toàn của môi trường sống xung quanh, ao hồ không có rào chắn, sông suối không có biển báo nhưng nguyên nhân phổ biến dẫn tới những tai nạn đuối nước thương tâm là do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ em tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ, xô chậu có chứa nước, kênh mương, ruộng đồng, bồn tắm, bãi biển. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là khi tình trạng xảy ra đuối nước các em tự cứu lẫn nhau nhưng do bản thân chưa có kiến thức trong việc xử lý, cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối lại tăng lên. . Khoảng 90% các vụ đuối nước hiện nay xảy ra ở khu vực có nguồn nước ngọt (sông, suối, ao, hồ, hồ bơi) và 10% xảy ra ở khu vực nước mặn (biển).. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có kiến thức và trách nhiệm về phòng tránh đuối nước và kĩ năng xử lý tai nạn đuối nước.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2 Nhưng thực tế, một số giáo viên kiến thức, kỹ năng xử lý phòng tránh đuối nước còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa chịu khó học hỏi, tìm hiểu qua các trang mạng, có chăng cũng chỉ là tìm hiểu qua loa cho có. Phụ huynh chủ yếu làm nông nghiệp nên việc quan tâm đến con cái còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc trang bị những kiến thức phòng tránh đuối nước cho trẻ. Vậy, việc phòng chống đuối nước cho trẻ em ngay lúc còn ở trường mầm non đang là một trong những vấn đề cần thiết nhằm góp phần giảm tối thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. Là một đơn vị đóng trên đại bàn xã có nhiều ao hồ, sông suối, đây là mối nguy cơ đe dọa các em nhỏ về vấn đề xảy ra đuối nước ngay trong chính gia đình của mình. Với những lý do trên và mong muốn giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non nơi tôi đang công tác có kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng, tránh tai nạn đuối nước, biết những nơi không an toàn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vũng nước sâu biết cách xử lý hay kêu gọi người giúp đỡ khi xảy ra đuối nước và đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp: “Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” để trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ. * Phạm vi áp dụng Đối với “Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” tôi đã áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi đang công tác nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi trong năm học 2022-2023 . Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trên tất cả trường Mầm non trên địa bàn trong và ngoài huyện. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến - Điểm mới của đề tài này nhằm giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng, tránh tai nạn đuối nước, biết những nơi không an toàn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vũng nước sâu biết cách xử lý hay kêu gọi người giúp đỡ khi xảy ra đuối nước và đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của đề tài Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, với số lượng 32 cháu trong đó có 18 cháu nữ và 14 cháu nam, lớp tôi có 2 cô giáo phụ trách. Các cháu khá hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi, khám phá. 4 Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm học 2022 - 2023 Đạt TT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ % 1 Nhận biết những nơi xảy ra đuối nước 12/32 37% 2 Biết cách phòng tránh đuối nước 9/32 28% 3 Trẻ biết hô hoán, kêu cứu, gọi người giúp khi 15/32 47% xảy ra đuối nước Từ kết quả khảo sát trên ta thấy kết quả trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước là rất thấp. 2.2. Các giải pháp thực hiện Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vá áp dụng một số giải pháp giúp trẻ phòng tránh tai nạn đuối nước như sau: * Giải pháp thứ nhất: Lựa chọn nội dung và xây dựng kế hoạch cụ thể giúp trẻ có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn đuối nước. Để thực hiện tốt giải pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả cao, bản thân là một giáo viên tôi luôn lựa chọn và định hướng nội dung giáo dục phù hợp với khả năng nhận thức cũng như tình hình thực tế của đơn vị, nội dung giáo dục có thể thực hiện ở hoạt động học, nhưng cũng có thể lòng ghép vào các hoạt động khác. Chính vì vậy mà vào đầu năm học khi xây dựng chương trình bao giờ tôi cũng trao đổi với chuyên môn nhà trường, các giáo viên trong khối để thống nhất nội dung và các nội dung mà tôi thường lựa chọn đề dạy trẻ đó là: Dạy trẻ kỹ năng bơi an toàn (Bơi trên cạn), kỹ năng mặc áo phao, kỹ năng cứu người khi gặp đuối nước hay kỹ năng khi bản thân bị đuối nước, ký năng phòng tránh những nơi nguy hiểm như ao hồ, sông suối, xô chậu, bể nước. Đây là những nội dung cơ bản nhằm giáo dục trẻ về cách phòng, tránh tai nạn đuối nước mà tôi thường xây dựng đưa vào các hoạt động để giáo dục trẻ, tuy nhiên tùy từng nội dung mà tôi có thể hướng dẫn trẻ tại các hoạt động học như các hoạt động về dạy kỹ năng, MTQX cho trẻ và khi lựa chọn nội dung giáo viên cần xác định được mục tiêu cần đạt và kiến thức cần truyền thụ của nội dung là gì và kiến thức đó phải cụ thể, rõ ràng, chính xác và có hệ thống. Ngoài ra tôi còn lòng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn đuối nước vào các môn học khác như môn tạo hình, âm nhạc, thơ, chuyệnTôi có thể lòng ghép ở phần mở bài, kết thúc hay phần giáo dục trẻ. 6 biệt là mùa nước lũ nước dâng nhanh, dâng cao, dòng nước xoáy, chảy mạnh khiến trẻ em thường bị hoảng hốt, dễ bị nhấn chìm hoặc cuốn trôi xuống kênh rạch, sông suối, cống thoát nước, dẫn đến tử vong. Từ đó dạy trẻ biết không đến gần những nơi gây nguy hiểm này, nếu đến gần thì phải có người lớn dắt, ở cùng người lớn, không được rời xa tầm mắt của người lớn. Dạy trẻ kỹ năng an toàn khi chơi, có thể hiểu trong quá trình vui chơi học tập ở trường trẻ có thể gặp những mối nguy hiểm từ những nơi có nguy cơ xảy ra đuối nước trong lớp, trong trường như: Các xô, chậu chứa nước ở nhà vệ sinh trong lớp, khu vui chơi cát nước ở góc vận động. Do vậy giáo viên cần dạy trẻ các kỹ năng an toàn để trẻ tránh khỏi các nguy hiểm xung quanh. Kỹ năng an toàn là trẻ biết nhận diện được và tránh xa những nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và có khả năng xử lý trong những tình huống bất lợi khi không có người lớn ở cạnh bên để tạo cho bản thân sự bình an. Giáo viên đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép. Đây là một trong những quy tắc đơn giản mà giáo viên có thể thực hiện ngay ở lớp mình. Giáo viên giúp trẻ hiểu được đâu là nơi đảm bảo an toàn được phép chơi và đâu nơi nguy hiểm không được phép chơi để trẻ tránh xa. Ví dụ 1: Tôi cho trẻ xem hình ảnh, video các bạn chơi gần ao cá và bị trượt chân ngã xuống ao,Thông qua hình ảnh, video dạy trẻ biết được khi chơi không được chơi gần sông, suối, ao hồ, chỗ có xô, thùng chứa nước không đậy nắp...Việc dạy trẻ kỹ năng phòng tránh thông qua video có tác động rất lớn đến nhận thức của trẻ. Ngoài việc cung cấp những kiến thức phòng tránh tai nạn đuối nước còn tạo cơ hội cho trẻ được xem các hình ảnh động, qua đó trẻ sẽ khắc sâu hơn những kiến thức, kỹ năng mà trẻ lĩnh hội. Ví dụ 2: Tổ chức cho trẻ ra khu vui chơi cát nước ở vườn cổ tích, trước khi ra hoạt động ngoài trời tôi phải nhắc nhở trẻ không được tự do ra sân và đến khu vực chơi có nước một mình khi không có cô giáo, không có người lớn, trong thời gian trẻ chơi tôi luôn luôn theo sát các cháu mọi lúc mọi nơi. Nhờ vậy mà trẻ lớp tôi có ý thức hơn trong việc phòng tránh tai nạn đuối nước khi chơi, trẻ chơi đoàn kết hơn và biết tránh những nơi sẽ gây ra nguy hiểm cho trẻ. Dạy cho trẻ các kĩ năng cần thiết khi đi bơi hoặc đi trên các phương tiện giao thông đường thủy. Chúng ta hãy giúp trẻ tự bảo vệ tính mạng của mình khi đi bơi, đi tắm biển cùng gia đình và tránh những vụ tai nạn thương tiếc xảy ra bằng cách người lớn luôn quan sát chặt chẽ, giám sát trẻ khi tham gia bơi lội, dạy cho trẻ 8 Xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp học đảm bảo an toàn cũng là yếu tố cần thiết để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Chính vì thế tôi trang trí môi trường lớp học khoa học, sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ khu vực phòng học, phòng vệ sinh cũng như hành lang tôi luôn luôn giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng, không để nước làm ướt sàn để tránh trẻ đi lại bị trơn trượt. Không để thùng, chậu nước trong nhóm lớp, thau chậu trong nhà vệ sinh khi dùng xong giáo viên đậy nắp, khằng dây cột miệng thùng hoặc phải đổ nước ra tránh trẻ rơi vào thùng và gây ngạt nước. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo đưa nội dung phòng chống đuối nước vào trong nhiệm vụ trọng tâm của năm học và đặt chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm lớp về vấn đề truyền thông đuối nước. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm cho giáo viên và phụ huynh về phòng chống đuối nước cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tuyên truyền qua góc truyền thông, trên hệ thống loa phát thanh của trường trong các giờ đón và trả trẻ, trên website. Nhà trường luôn luôn khích lệ và động viên giáo viên chưa biết bơi phải học bơi. Trực tiếp chỉ đạo giáo viên các lớp thực hiện yêu cầu: các dụng cụ chứa nước tại trường và các nhà vệ sinh ở các lớp phải có nắp đậy thật chắc chắn. Thường xuyên kiểm tra; chỉ đạo nhân viên y tế xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn những kiến thức, kỹ năng sơ cứu ban đầu cho giáo viên về tai nạn đuối nước nhằm trang bị cho đội ngũ những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sơ cấp cứu nạn nhân đuối nước. Xây dựng môi trường bên trong lớp học Xây dựng góc tuyên truyền phòng tránh đuối nước có những hình ảnh minh họa về những nơi nguy hiểm, có thể dẫn đến gây đuối nước, những hành động đúng và không đúng về phòng tránh đuối nước. Dán những tờ rơi về cách phòng tránh đuối nước cho trẻ được làm quen hàng ngày. Xây dựng môi trường ngoài lớp học Tận dụng các dãy hành lang, các mảng tường trống phía ngoài các phòng học, phòng chức năng để xây dựng các góc tuyên truyền phòng ngừa đuối nước (bằng tranh vẽ, ảnh chụp) phong phú về nội dung, có tính thẩm mỹ cao, hấp dẫn, cuốn hút trẻ đến để xem và đồng thời cô giáo hướng dẫn cho trẻ. 10 được bịt kín; làm rào chắn lối đi ra ao hồ, sông suối, kênh rạch, dạy trẻ học bơi. Phụ huynh không nên để trẻ một mình trong phòng tắm, dù chỉ trong thời gian rất ngăn, vì trẻ có thể bị trượt ngã vào chậu có nước, khi trẻ tắm phải luôn có người lớn ở bên. Chính vì thế giáo viên nên tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ về việc trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ. Với đặc điểm riêng của giáo dục mầm non thì việc phối hợp và tuyên truyền với các bậc phụ huynh giữ vai trò vô cùng quan trọng, việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể của trẻ, nó quyết định đến sự thành công trong công tác giáo dục. Tôi luôn chú trọng việc làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc cần thiết khi trang bị những kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ. Thông qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp, qua giờ đón trả trẻ,các buổi họp phụ huynh thành lập riêng nhóm zalo, nhóm facebook của lớp để trao đổi với phụ huynh về những kiến thức phòng tránh tai nạn cho trẻ. Tôi cũng đã xây dựng một góc tuyên truyền riêng của lớp với tên gọi “Góc phụ huynh” với những hình ảnh, thông tin về nội dung các kĩ năng cần trang bị cho trẻ ở ngay gần cửa ra vào, nơi mà phụ huynh có thể dễ dàng nhìn thấy. Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ phòng tránh một số tai nạn đuối nước.Bản thân tôi đã tích cực tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh không để con em mình ngoài tầm kiểm soát, không cho trẻ chơi xung quanh gần khu vực ao hồ sông suối. Các chum vại, thùng nước, bể nước, giếng nước ở nhà phải đậy nắp thật chắc chắn để trẻ em không mở nắp được Tôi luôn tìm tòi những nội dung, hình ảnh dễ hiễu, hấp dẫn về phòng tránh đuối nước để xây dựng góc tuyên truyền về phòng chống đuối nước cho trẻ ở lớp. Hiện tại lớp tôi đã có góc tuyên truyền về phòng chống đuối nước đảm bảo tính thẩm mỹ, nội dung khá phong phú, hấp dẫn. Đó là các hình ảnh, tranh vẽ các việc nên làm và không nên làm bằng những hình ảnh cụ thể để trẻ dễ nhớ và dễ hiểu. * Kết quả đạt được Qua một thời gian áp dụng và thực hiện “Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” bản thân tôi đã gặt hái được kết quả như sau: - Đối với trẻ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_duoi_nuo.doc