Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ Lớp 5-6 tuổi B hứng thú tham gia hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ tạo những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương tuy đơn giản nhưng lại khắc họa trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, đồ dùng vật dụng... Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang nội dung và tên gọi riêng, do trẻ tự sáng tạo ra với những màu sắc tươi sáng, rực rỡ mà trẻ chọn để thể hiện qua các biểu tượng cho ta thấy, tâm hồn trong sáng hướng tới những điều tốt đẹp. Trẻ tham gia hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển đức tính tốt như: Yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên liệu đã bỏ đi, từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm mà mình yêu thích.
Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi, trí tưởng tượng, sáng tạo phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn gặp nhiều hạn chế. Do đó các sự vật hiện tượng các bé chỉ có thể dễ nhớ, thông qua các hình ảnh đồ dùng trực quan khi tham gia hoạt động tạo hình. Với những đặc điểm trên việc giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực toàn diện, có kiến thức, kỹ năng sư phạm, năng động sáng tạo để tạo tiền đề cho thế hệ mầm non hình thành cơ sở ban đầu về thẩm mĩ. Từ những đặc điểm trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện báo cáo “Biện pháp giúp trẻ lớp 5-6 tuổi B hứng thú tham gia hoạt động tạo hình”.
docx 31 trang skmamnonhay 05/02/2025 1681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ Lớp 5-6 tuổi B hứng thú tham gia hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ Lớp 5-6 tuổi B hứng thú tham gia hoạt động tạo hình

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ Lớp 5-6 tuổi B hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
 2
 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục 
và phát triển toàn diện cho trẻ về: Thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. 
Hoạt động tạo hình mang tính nghệ thuật giúp trẻ nhận thức về thế giới xung 
quanh và phản ánh thế giới xung quanh qua hình ảnh, hình tượng và tác phẩm 
nghệ thuật.
 Hoạt động tạo hình sẽ cho trẻ tạo những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương 
tuy đơn giản nhưng lại khắc họa trong tâm trí trẻ những sự vật hiện tượng, đồ 
dùng vật dụng... Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang nội dung và tên gọi riêng, 
do trẻ tự sáng tạo ra với những màu sắc tươi sáng, rực rỡ mà trẻ chọn để thể 
hiện qua các biểu tượng cho ta thấy, tâm hồn trong sáng hướng tới những điều 
tốt đẹp. Trẻ tham gia hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển đức tính tốt như: 
Yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết tận dụng những đồ dùng nguyên 
liệu đã bỏ đi, từ thiên nhiên để tạo nên sản phẩm mà mình yêu thích.
 Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi, trí tưởng tượng, sáng tạo phát 
triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn gặp nhiều 
hạn chế. Do đó các sự vật hiện tượng các bé chỉ có thể dễ nhớ, thông qua các 
hình ảnh đồ dùng trực quan khi tham gia hoạt động tạo hình. Với những đặc 
điểm trên việc giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là 
việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải có năng 
lực toàn diện, có kiến thức, kỹ năng sư phạm, năng động sáng tạo để tạo tiền đề 
cho thế hệ mầm non hình thành cơ sở ban đầu về thẩm mĩ. Từ những đặc điểm 
trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện báo cáo “Biện pháp giúp trẻ lớp 5-6 tuổi B 
hứng thú tham gia hoạt động tạo hình”. 4
tâm lý cho trẻ sẵn sàng tham gia vào hoạt động tạo hình. Do giáo viên chưa biết 
phối hợp xây dựng kế hoạch phù hợp, chưa hiểu tâm lý của trẻ.
 Ngoài ra chưa tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ, 
khi tổ chức còn đơn giản chưa đổi mới phương pháp khiến trẻ nhàm chán không 
hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Do giáo viên chưa linh hoạt tận dụng môi 
trường xung quanh và áp dụng nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào hoạt 
động tạo hình.
 Đồ dùng tranh ảnh vật mẫu còn ít chưa đẹp, nguyên vật liệu từ thiên nhiên 
cho hoạt động tạo hình tại lớp còn hạn chế. Do giáo viên chưa tích cực sưu tầm 
đồ dùng, việc lồng ghép hoạt động tạo hình vào các hoạt động học tập vui chơi 
còn ít, chưa linh hoạt sáng tạo và không tổ chức thường xuyên.
 1.2.2. Đối với trẻ
 Một số trẻ chưa có kỹ năng về hoạt động tạo hình như cách cầm bút vẽ, tô 
màu, xé dán, nặn, gấpsản phẩm chưa sáng tạo chưa đẹp. Do trẻ cùng độ tuổi 
nhưng khả năng nhận thức không đồng đều.
 Kỹ năng sử dụng đồ dùng của trẻ còn vụng về lúng túng chưa thành thạo. 
Vì trẻ em ở nông thôn chưa được tiếp cận nhiều về các hoạt động năng khiếu tạo 
hình.
 Trẻ chưa tích cực hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình mà cô tổ 
chức. Do trẻ không có điều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực 
tế, một số trẻ còn rụt rè nhút nhát, chưa thực sự mạnh dạn tự tin khi tham gia 
hoạt động.
 1.2.3. Về phụ huynh
 Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em mình phó mặc cho cô 
giáo và chưa phối kết hợp cùng giáo viên khi tổ chức tham gia vào hoạt động tạo 
hình. Do phụ huynh trong lớp có hoàn cảnh khác nhau, sự quan tâm tạo điều 
kiện của gia đình đến trẻ cũng khác nhau. 6
 * Môi trường trong lớp học 
 Khi trang trí lớp học tôi đã đặt mục tiêu lớp học hài hoà, không gian phù 
hợp theo quy định, môi trường cần đảm bảo tính thẩm mỹ (Sắp xếp đẹp, trang trí 
phù hợp với chủ đề, tiêu đề các góc chơi, hình ảnh phải ngộ nghĩnh, đẹp đa dạng 
về chủng loại). Sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động trang trí lớp cùng cô.
 Giáo viên phải chú ý tới môi trường mà mình tạo ra, thường xuyên thay 
đổi nội dung trang trí với các góc mở hướng cho trẻ tham gia cùng cô, giúp trẻ 
tạo nhiều sản phẩm từ các nguyên vật liệu tận dụng sẵn có ở địa phương để trang 
trí lớp. 
 Tôi tiến hành trang trí các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề lớn, các 
tiêu đề của các góc chơi. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế 
các hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc bố cục hợp lí gần gũi, để 
cùng trẻ trang trí cho mảng chủ đề đẹp sinh động sáng tạo. Chính môi trường 
lớp học sạch đẹp sẽ tạo ấn tượng khó phai cho trẻ, đây chính là tác động cần 
thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật, sẽ tạo tiền đề cho việc giáo dục thẩm mỹ 
cho trẻ hình thành nhân cách trong tương lai. 8
tạo hình. 
 Tôi đã tham mưu với tổ chuyên môn, công đoàn Ban giám hiệu nhà 
trường để xây dựng góc “Bé tập tạo hình” với rất nhiều sản phẩm của các bé ở 
các khối lớp khác nhau. Ở đó trẻ được quan sát các sản phẩm của mình, của bạn 
cũng như các em khối 3-4 tuổi, khối 4-5 tuổi trẻ có những ý kiến nhận xét, đánh 
giá sản phẩm. Ngoài ra tôi còn bố trí không gian xây dựng “Góc tạo hình” ở 
phía cửa ra vào của lớp để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp trẻ có 
cảm giác mới tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình.
 Hình ảnh trang trí ngoài lớp học
 *Lựa chọn nguyên liệu phong phú, đa dạng 
 Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là một dạng sản 
phẩm đặc biệt trong đó, sản phẩm đó chứa đựng tâm hồn cảm hứng của trẻ, nó 
còn là ngôn ngữ riêng để diễn đạt tình cảm mà trẻ sáng tạo ra. Tôi thấy rằng 
phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích chính là những nguyên liệu. 10
 Từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương dễ kiếm, dễ tìm không 
tốn kém do chính cô và các bậc phụ huynh sưu tầm sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi 
tham gia vào hoạt động tạo hình.
 VD: Tận dụng giấy gói quà, những hạt sỏi để trẻ có thể gói làm kẹo. 
Những tờ giấy thừa, giấy báo hoặc tờ lịch để làm thành quyển sách, hạt đỗ, gạo, 
rơm, rạ, râu bẹ bắp, vỏ hến, giấy, vải vụn, những chiếc lá câyTôi có thể tạo ra 
các con vật ngộ nghĩnh, những bức tranh sinh động hấp dẫn sáng tạo, có đề tài 
khác nhau như: Lá bàng làm con trâu, vỏ sò và xốp mút có thể làm con cá, bẹ 
bắp chuối làm thuyền buồm
 2.1.3. Kết quả của biện pháp
 Xây dựng môi trường trong lớp
 Trước khi thực nghiệm biện pháp: Việc trang trí lớp còn chưa trú trọng sơ 
sài, thiếu tính thẩm mỹ các góc bố trí chưa khoa học còn rối về chi tiết, màu sắc 
bố cục.
 Sau khi thực nghiệm biện pháp: Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng và tích 
cực thực hành, trang trí lớp cùng cô đẹp hài hoà sáng tạo khoa học. Trẻ biết sắp 
xếp bày trí lớp học gọn gàng đẹp phù hợp an toàn.
 Sau khi trẻ được cùng cô tạo nên những sản phẩm trang trí lớp, thì tôi cảm 
thấy niềm vui của trẻ mong muốn được tham gia vào hoạt động tạo.Từ đó trẻ có 
ý thức giữ gìn sản phẩm mình làm ra biết cùng nhau chơi, cất và sắp xếp đồ 
dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 12
 Khi tổ chức hoạt động tạo hình lấy trẻ làm trung tâm giáo viên biết vận 
dụng phương pháp, hình thức tổ chức vào các hoạt động, đa dạng phong phú hợp 
lý với nội dung, luôn tạo cảm giác mới cho trẻ tham gia vào hoạt động của cô.
 Với hình thức cũ: Đề tài: Tạo hình các con vật. Cho trẻ hát rồi đàm thoại 
theo hình thức cô đặt câu hỏi, trẻ trả lời rồi cô dẫn dắt định hướng vào hoạt 
động, hướng dẫn trẻ làm theo cô có thể nói với hình thức này trẻ thụ động không 
hứng thú tham gia hoạt động cùng cô.
 Nhưng khi thực hiện biện pháp đổi mới, áp dụng nội dung giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm, giáo viên đổi mới hình thức tổ chức hoạt động hướng trẻ tham 
gia giải quyết nhiệm vụ của cô theo phương thức “Học bằng chơi” rất nhẹ nhàng 
thì trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động mà cô tổ chức, đạt kết quả cao. 
 Hình ảnh phần cô gây hứng thú cho trẻ
 Hình thức quan sát, đàm thoại: Đây là hình thức dùng tranh ảnh, lời nói để 
định hướng cho trẻ khả năng tư duy về kỹ năng mới, cũng như củng cố những kỹ 
năng đã học. Cô đưa ra những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những 
kinh nghiệm trẻ đã lĩnh hội, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò ý tưởng, tìm cách 
giải quyết và trao đổi với cô giáo, khi trẻ muốn hiểu rõ hơn về nội dung bài học. 14
 - Còn hoa đào thì sao con có nhận xét gì về cánh hoa và nhị hoa?
 - Theo con hoạ sĩ đã chọn nguyên vật liệu gì để vẽ? Con có nhận xét gì về 
mầu sắc, bố cục bức tranh? Ngoài ra vườn đào hoạ sĩ còn vẽ thêm gì nữa?
 - Các con đặt tên cho bức tranh là gì?
 Từ những câu hỏi trên trẻ tư duy, tưởng tượng theo mỗi cách riêng của trẻ 
trao đổi cùng bạn tìm ra cách làm, nhắm mắt để tư duy có trẻ lại sử dụng đôi bàn 
tay đưa ra trước để tưởng tượng như vậy giờ học trở nên sôi nổi hút trẻ tham gia 
một cách rất tự nhiên thoải mái.
 + Hình thức cho trẻ thực hành:
 Khác với các hình thức thực hành cũ là mỗi giờ học tạo hình, cô sẽ kê bàn 
trước rồi cho trẻ ngồi 2 bạn 1 bàn, theo sự sắp xếp của cô và làm bài theo yêu 
cầu cô đề ra. Thì bây giờ tôi sẽ không kê bàn trước sau khi gây hứng thú, quan 
sát đàm thoại tranh mẫu xong tôi cho trẻ tự tạo nhóm, rồi kê bàn ngồi theo nhóm 
mình thích trẻ thoải mái trao đổi, thảo luận sáng tạo theo ý thích của cá nhân trẻ.
 Hình ảnh trẻ hoạt động tạo hình theo nhóm 16
 Sau khi thực nghiệm biện pháp: Giáo viên linh hoạt sáng tạo trong bài 
dạy, có khả năng sư phạm tốt luôn đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm, dẫn dắt trẻ vào hoạt động tạo hình nhẹ nhàng, hứng thú mạnh dạn tự 
tin sẽ giúp trẻ tạo ra sản phẩm đẹp sáng tạo phù hợp với từng đề tài. Trẻ có kỹ 
năng sử dụng thành thạo đồ dùng và biết nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình 
của bạn làm ra.
Ảnh trẻ không hứng thú tham gia HĐ Ảnh trẻ hứng thú tham gia vào HĐ 18
 Hình ảnh trẻ vẽ hoa trong hoạt động làm quen Văn Học
 Hoạt động ngoài trời: VD. Giờ HĐNT theo phương pháp cũ. Sau khi hoạt 
động chính đến phần chơi tự do, giáo viên tổ chức một cuộc thi nhỏ trong thời 
gian từ 3 -5 phút (thì trẻ sẽ vẽ, nặn, làm các con vật, đồ chơi...) phù hợp với nội 
dung của hoạt động. Hay cho trẻ tô mầu những chiếc lá cây, những viên sỏi 
nhiều mầu sắc, hình dạng khác nhau rồi đem phơi khô để làm con bướm, hoặc 
vỏ sò, chai làm con cá hoặc bông hoa
 Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua hoạt động ngoài trời theo hướng 
đổi mới. Thì cô cho trẻ tự thảo luận về nhóm mà trẻ thích, ở đó trẻ được cùng 
nhau chơi tạo nhiều sản phẩm chơi khác nhau như: Nhóm làm bưu thiếp, nhóm 
làm con vật từ lá cây, nhóm vẽ, nặn, nhóm tô màu, in đồ 
 Hoạt động vui chơi: VD. Cô cho trẻ tạo hình thông qua hoạt động vui chơi 
ở 2 góc như: “Góc nghệ thuật” “Góc học tập sách” trẻ được chơi với các nguyên 
vật liệu phong phú đang dạng, trẻ thoải mái thể hiện ý tưởng của mình như: Trẻ tự 
làm làm album, búp bê, vẽ trang trí, làm váy áo để trình diễn thời trang 
 Khi trẻ chơi giáo viên gợi ý cho trẻ tạo hình làm đồ dùng, đồ chơi cung 
cấp cho góc xây dựng như: (nặn cây hoa, nặn con vật, để trồng trong khu công 
viên, hay các con vật về nuôi trong trang trại...) hay nặn làm các loại xoong, đĩa 
thức ăn, các loại rau, quả cung cấp cho góc chơi gia đình.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_lop_5_6_tuoi_b_hung.docx