Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Tăng Tiến học tốt môn Tạo hình
Ở trường mầm non hoạt động tạo hình giữ vị trí vô cùng quan trọng nhằm góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước, màu sắc của đối tượng bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Đặc biệt khi tham gia hoạt động tạo hình qua sự gợi mở của cô giáo trẻ tạo ra sản phẩm đẹp qua tô màu, vẽ, cắt, xé dán, nặn, in dập, làm đồ chơi... quá trình tạo hình là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích, có kỹ năng, có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Tăng Tiến học tốt môn Tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A3 Trường Mầm non Tăng Tiến học tốt môn Tạo hình

2 dục và đào tạo ban hành. Cho phép giáo viên chúng tôi tự xây dựng chương trình, tìm tòi những gì mới lạ và phù hợp với trẻ, với khả năng nhận thức của trẻ, linh hoạt, sáng tạo, lấy trẻ làm trung tâm. Thứ hai, bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp luôn thể hiện sự nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có năng khiếu tạo hình, khi còn ngồi trên ghế giảng đường tôi có học chuyên sâu về bộ môn tạo hình, nắm được phương pháp nội dung hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng như có kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thứ ba, tất cả các trẻ được học theo đúng độ tuổi, bước đầu biết phối hợp cùng cô trong các hoạt động. Các bậc phụ huynh rất thích được xem, tự hào về sản phẩm tạo hình của con em mình. Hình ảnh về cơ sở vật chất, giáo viên và học sinh 4 2. Biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn tạo hình 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 2.1.1. Nội dung biện pháp Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng cho sự thành công trong học tập của trẻ. Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động mà trẻ được tham gia xây dựng cùng giáo viên, là môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Tạo môi vật chất và tinh thần cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động trong trong trường nói chung cũng như các lớp nói riêng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Do vậy tôi chú trọng việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đó là xây dựng môi trường vật chất và môi trường tâm lý cho trẻ. 2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp * Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học - Môi trường ngoài lớp học: Ở hành lang lớp của tôi trang trí nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi, với màu sắc hàì hòa, rõ nét theo hướng mở nhằm cung cấp các biểu tượng, kích thích tính nghệ sỹ trong trẻ. VD: Ngoài hành lang lớp tôi có trang trí bằng những nguyên vật liệu thiên nhiên như sỏi, quả thông khô, những hột hạt, ..và treo 1 số sản phẩm của quê hương. Bên cạnh đó tôi tạo cho trẻ 1 khu vực trưng bày sản phẩm tạo hình nổi bật tại khu vực hành lang lớp giúp cho trẻ có không gian trưng bày rộng rãi, giúp trẻ và các bậc PH có thể quan sát các sản phẩm tạo hình của con mình 1 cách dễ dàng, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, thích thú. Khu vực hành lang lớp 6 Tại góc nghệ thuật tôi cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu đồ dùng dụng cụ phong phú về chủng loại, đa dạng về cách sử dụng khác nhau như: Len, vải, dây thừng, kim sa, kim tuyến, bìa màu, lá cây khô, cành cây khô, các loại hạt, sỏi, vỏ sò... Nhằm giúp trẻ dễ dàng thể hiện ý tưởng tạo hình của mình 1 cách sáng tạo nhất. VD: Trẻ làm và trang trí các dụng cụ âm nhạc trống, mũ múa, xắc xô, míc từ vải dạ, kim sa, kim tuyến. làm rối tay từ vải vụn, * Môi trường tâm lý Ngoài việc cung cấp, tạo môi trường vật chất cho trẻ. Khi ở lớp tôi còn tạo điều kiện môi trường tâm lý tốt nhất, giúp trẻ tự tin tham gia hoạt động tạo hình.để phát huy khả năng tư duy tích cực của trẻ tôi đưa ra những gợi mở nhằm khơi gợi được cảm xúc thẩm mĩ và hứng thú cho trẻ. Tôi luôn nhẹ nhàng, ân cần, tạo bầu không khí vui tươi, hào hứng, đưa ra những lời nhận xét đánh giá có tính chất khen ngợi, động viên, hướng trẻ có thể tự đánh giá, tìm tòi suy nghĩ điều chỉnh hoặc tìm ra những phương thức hoạt động mới phù hợp hơn với hoạt động tạo hình. VD : Các con có nhận xét gì về bức tranh nào ? Bức tranh có điều gì đặc biệt ? 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi tạo môi trường vật chất và tâm lý theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, Tôi đã chủ động, mạnh dạn, tự tin, có nhiều kinh nghiệm cho bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ. Tôi thực sự yêu thích và say mê nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế, sáng tạo, đồ dùng học liệu và hình thức cho hoạt động tạo hình ngày càng phong phú đa dạng và hấp dẫn. Tạo được hứng thú cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động tạo hình. Trẻ lớp tôi đã rất thích đến trường. Trẻ luôn tìm tòi, ngắm nghía và thảo luận với nhau về những hình ảnh cô trang trí tại lớp. Trẻ tiến bộ và có nhiều biểu tượng về thế giới xung quanh, từ đó trẻ đưa những biểu tượng đó vào các bài học của mình, các sản phẩm của trẻ rất rõ ràng, đa dạng, phong phú hơn. 8 Kỹ năng sắp xếp bố cục, phối hợp màu sắc hài hòa tạo nên sản phẩm tạo hình, kỹ năng tự tin mạnh dạn đặt tên, giới thiệu về sản phẩm của mình, trân trọng sản phẩm tạo hình của mình và của bạnĐể hạn chế những khuyết điểm đó, ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã theo dõi, quan sát, tìm hiểu khả năng của trẻ trong lớp để có kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Tôi chú trọng vào việc quan tâm tới khả năng của từng trẻ và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp cho từng cháu giúp trẻ tiến bộ hơn. 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp Để nắm chắc nắm chắc nội dung chương trình môn tạo hình và nâng cao trình độ chuyên môn, tôi luôn tự tìm những tài liệu về tạo hình để đọc, đồng thời tôi trao đổi học hỏi từ bạn đồng học công tác ở tỉnh khác, đồng nghiệp về những đề tài mới, phương pháp mới, nguyên vật liệu mới. Từ đó nghiên cứu tìm ra cho mình những phương pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giờ dạy. Tôi đã xây dựng các kế hoạch rèn kĩ năng tạo hình ngắn hạn, dài hạn. Mỗi kỹ năng tôi đều hướng dẫn trẻ từ những thao tác dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Điều quan trong là cần có sự kiên trì, bền bỉ và được tiến hành thường xuyên. Để nâng cao khả năng sáng tạo của trẻ trong phần gây hứng thú tôi đàm thoại cung cấp cho trẻ những biểu tượng, hình ảnh rõ ràng, sắc nét, đa dạng, gợi ý trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình đưa những hình ảnh trong thực tế cuộc sống đa dạng đó vào bài tạo hình của mình theo cách cảm của trẻ. Và tôi thường sử dụng cũng như phối hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau như giấy màu, giấy báo, các nguyên liệu nhựa mềm, các loại hạt, củ quả, chai nhựa, màu nước... Qua đó tạo cho trẻ các kỹ năng kết hợp các nguyên liệu để tạo thành các sản phẩm theo cách cảm của trẻ. 10 Sản phẩm của trẻ sau hoạt động Ngoài việc giảng dạy trong giờ học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc, mọi nơi. Những trẻ khá, giỏi tôi luôn gợi ý đưa ra yêu cầu cao hơn để phát huy năng khiếu tạo hình của trẻ. Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn trẻ một cách kỹ hơn, cụ thể hơn, giao nhiệm vụ khi về nhà để trẻ chú tâm đến hoạt động. Trong giờ học hoạt động tạo hình tôi thường tổ chức cho các trẻ thực hiện theo các nhóm nhỏ khác nhau. Việc này sẽ giúp trẻ hứng thú thực hiện cũng như tạo điều kiện để các trẻ có thể quan sát, theo dõi bắt trước các bạn cùng thực hiện các kỹ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm của riêng mình. Mặt khác ngoài việc theo dõi đánh giá trẻ cuối ngày trên kế hoạch giáo dục, tôi còn theo dõi đánh giá trẻ trên sổ tay với mục đích theo dõi dánh giá sự tiến bộ của trẻ qua mỗi hoạt động, từ đó nắm được điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ. 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp, bản thân tôi đã tiến bộ rõ rệt về chuyên môn, tôi nắm rõ về khả năng tạo hình của từng trẻ. Tôi mạnh dạn, chủ động hơn khi lựa chọn đề tài phù hợp cho trẻ hoạt động. từ đó các trẻ của tôi sau khi được cô quan tâm trẻ đã tập 12 Sản phẩm của trẻ “In con vật bằng ngón tay, bàn tay”, “Nặn cầu vồng” Một số trẻ nhút nhát nay đã tự tin hơn khi thể hiện bài tạo hình của mình 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động học tạo hình theo hướng trải nghiệm, lồng ghép hoạt động tạo hình vào các môn học khác và ở mọi lúc, mọi nơi. 2.3.1. Nội dung biện pháp Để trẻ học tốt môn tạo hình tôi tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng trải nghiệm. Để giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, được hoạt động tạo hình nhiều hơn tôi đã đưa hoạt động tạo hình vào là nội dung trong hoạt động trải nghiệm 14 Trẻ tham gia hoạt động làm bưu thiếp tặng mẹ ngày 20/10 Trẻ chú tham gia hoạt động làm bưu thiếp tăng mẹ 16 mỹ và sự khéo léo của đôi bàn tay qua đó giúp trẻ yêu thích tri giác cái đẹp bảo vệ cái đẹp. Tôi hướng dẫn trẻ dưới các hình thức + Tô màu tranh, vẽ. + Làm album theo chủ đề + Cắt, xé dán, làm tranh, đồ chơi + Xâu vòng đeo tay, vòng hoa, làm các con vật, mũ múa... Hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn luyện các giờ tạo hình ở hoạt động chung, hay cho trẻ hoạt động với cuốn “Bé khám phá chủ đề”, “Bé tô màu” nhằm rèn luyện cũng cố các kĩ năng tạo hình như vẽ, tô màu 2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp Khi tổ chức hoạt động học tạo hình theo hướng trải nghiệm, lồng ghép hoạt động tạo hình vào các môn học khác và ở mọi lúc, mọi nơi, tôi đã linh hoạt sáng tạo hơn trong việc giáo dục kỹ năng tạo hình cho trẻ vào các hoạt động. Luôn lắng nghe, trò chuyện với trẻ, trả lời những ý kiến và gợi ý cho trẻ để trẻ thực hiện ý tưởng của mình Khi được tham gia hoạt động tạo hình thông qua trải nghiệm và thông qua các môn học khác ở mọi lúc mọi nơi với những học liệu mở, trẻ rất tích cực hoạt động và tham gia một cách tự nguyện và hứng thú, trẻ tỏ ra rất hăng say, trẻ rất sáng tạo theo cách cảm nhận của mình, thích thú với sản phẩm mà chính tay mình làm ra. Kết quả theo dõi đánh giá trẻ STT Nội dung Số Trước khi áp Sau khi áp dụng lượng dụng biện pháp biện pháp trẻ Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ đạt phần đạt phần trăm trăm 1 Trẻ sáng tạo theo cách cảm và nhận 30 10 33% 26 87% thức của mình Sản phẩm của trẻ trong hoạt động “Đồ đàn kiến bằng vân tay” 18 Ngoài ra, tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, góc nghệ thuật xem các sản phẩm do chính tay trẻ tạo ra để phụ huynh thấy được rằng con em mình hoàn toàn có thể làm được. Bên cạnh đó tôi thường xuyên động viên, khuyến khích phụ huynh sưu tầm thêm đồ dùng, giấy, bút màu, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để khi trẻ ở nhà có thể dạy trẻ tạo hình. 2.5.3. Kết quả áp dụng biện pháp Sau khi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy bản thân tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. Phụ huynh tại lớp tôi đã quan tâm, hiểu hơn về tầm quan trọng của việc học tạo hình cho trẻ mầm non. Các bậc phụ huynh dã tương tác với các cô nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho con học tạo hình, thường xuyên cho trẻ tham quan, vui chơi, trò chuyện về các bài học tạo hình của trẻ tại lớp để trẻ có nhiều kiến thức, hình ảnh về thế giới xung quanh. Vì vậy, các trẻ có sự tiến bộ rõ rệt ở các bài tạo hình. Thực hiện khảo sát phụ huynh bằng phiếu hỏi có kết quả như sau STT Nội dung Số Trước khi áp Sau khi áp lượng dụng biện dụng biện phụ pháp pháp huynh Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ phụ phần phụ phần huynh trăm huynh trăm đạt đạt 1 Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng 30 10 33% 26 87% của tạo hình đối với trẻ mầm non 2 Phụ huynh đã phối hợp với cô trong 30 8 27% 28 93% việc giúp trẻ học tốt môn tạo hình: 3 Phụ huynh cho trẻ thực hiện các bài 30 12 40% 26 87% tạo hình tại nhà. PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp Thông tư sô 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. đã được sửa dổi, bổ sung bởi thông tư sô 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_a3_truong.docx