Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt, chưa học được những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao. Khi trẻ thiếu sự quan tâm của người lớn hoặc trẻ sống trong môi trường có các điều kiện cơ sở vật chất, chăm sóc giáo dục không đảm bảo an toàn thì khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc, đuối nước… để lại những hậu quả nghiêm trọng thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn thương tích trên đều có thể phòng tránh được nếu gia đình, nhà trường và toàn xã hội cùng chung tay xây dựng môi trường sống,vui chơi, học tập an toàn cho trẻ. Từ những lý do trên tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non.
doc 7 trang skmamnonhay 01/04/2025 530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
 2
 - 92- 95 % trẻ nhận biết và có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng tránh tai nạn 
thương tích.
 - 90-95 % trẻ nhận biết những hành động gây nguy hiểm, những nơi không 
an toàn, những vật dụng nguy hiểm gây tai nạn thương tích. 
 - 92-97% trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 1. Thực trạng:
 Năm học 2022- 2023, được sự phân công của lãnh đạo nhà trường, bản thân 
tôi phụ trách lớp Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, với số lượng 26 trẻ. Trong thời gian nghiên 
cứu biện pháp tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 a.Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng theo tiêu chuẩn trường mầm 
non nên cơ bản đã đạt được yêu cầu an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 - Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu 
cho cán bộ, giáo viên, học sinh. 
 - Có phòng y tế và nhân viên y tế, có tủ thuốc được trang bị đầy đủ cho công 
tác sơ cấp cứu ban đầu.
 - Hai giáo viên đứng lớp luôn có ý thức trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo 
an toàn cho trẻ, luôn bao quát, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi. 
 b. Khó khăn:
 Là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất hiếu 
động, tò mò, ham hiểu biết nhưng chưa nhận thức được nguy cơ mất an toàn cho 
bản thân. Ở độ tuổi này trẻ hay cào cấu, gây tổn thương cho nhau và thường xuyên 
xảy ra các tai nạn như rách da, chảy máu, trong giờ ăn trẻ vẫn bị nghẹn, bị sặc. Tôi 
nhận thấy các nguy cơ xảy ra tai nạn nhiều nhất là khi trẻ tham gia các hoạt động 
bên ngoài lớp vì thời điểm này trẻ sinh hoạt tự do hơn, mức độ hoạt động nhiều 
hơn, các trò chơi vận động trong một môi trường rộng rải hơn nên nguy cơ xảy ra 
tai nạn thương tích nhiều hơn. 
 Thực hiện kế hoạch của nhà trường tôi rà soát lại cơ sở vật chất của nhóm 
lớp nhận thấy một số nơi có thể gây tai nạn thương tích đối với trẻ như các tủ góc, 
tủ để đồ chơi của trẻ không chắc chắn hay sàn nhà vệ sinh còn trơn trượt. Các trang 
thiết bị điện của lớp tạm thời bị hỏng chưa kịp sữa chữa từ những khó khăn trên. 
 Tôi tiến hành khảo sát và có kết quả như sau:
 Đạt Chưa đạt
STT Tiêu chí Số Số 
 Tỷ lệ Tỷ lệ
 lượng lượng 4
 Song song với việc loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm thì tôi luôn cẩn trọng 
với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn keo... khi dùng xong phải cất 
trên cao, ngoài tầm với của trẻ.
 Sàn nhà vệ sinh luôn lau khô thoáng, đảm bảo cho trẻ khi đi vệ sinh không 
bị trượt ngã, tôi thường để tấm thảm khô ở cửa nhà vệ sinh cho trẻ lau chân, các xô 
chứa nước phải có nắp đậy kín. Các chất tẩy rửa bồn cầu, nước lau sàn phải để 
đúng nơi quy định cao hơn tầm với của trẻ.
 *Môi trường bên ngoài lớp: 
 Tôi trang trí góc thiên nhiên phù hợp ngang tầm với của trẻ. Tôi bố trí sắp 
xếp các chậu hoa ở nơi đi lại dễ dàng, để trẻ tiện chăm sóc. Tôi thường xuyên kiểm 
tra lan can, hành lang bên ngoài lớp đảm bảo khô thoáng, an toàn tuyệt đối không 
để trẻ leo trèo, trơn trượt. 
 2.2.Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung an toàn phòng tránh tai nạn 
thương tích cho trẻ 5-6 tuổi vào các hoạt động trong ngày. 
 Tôi đã thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục an toàn phòng tránh tai nạn 
thương tích thông qua các hoạt động trong ngày như sau:
 - Giờ đón trẻ: Tôi quan sát xem trẻ có mang theo vật sắc nhọn, các loại hột, 
hạt có kính thước nhỏ đến lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây 
nguy hiểm, cần loại bỏ.
 - Trong các giờ hoạt động học như giờ học thể dục: Tôi nhắc trẻ khi xếp 
hàng thì bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã.
 Các giờ hoạt động học tạo hình tôi giáo dục trẻ không được cho bút màu 
(đất nặn) vào mũi, tai, miệng, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm 
kéo cắt giấy...
 Thông qua các lĩnh vực khám phá xã hội ở chủ đề giao thông tôi lồng ghép 
giáo dục trẻ biết đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi xe máy, xe đạp an toàn, biết chấp 
hành một số luật lệ giao thông. Tôi thường xuyên cập nhật các bộ phim hoạt hình 
về chủ đề phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ xem như các tập phim: Vui cùng 
giao thông Bi, Bo, Ben. Qua đây giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi 
bộ phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt...
 Các tiết học kỹ năng sống tôi giáo dục trẻ tránh những tai nạn đuối nước như 
không chơi ở khu vực có ao, hồ, sông suối, hay các vật dụng đựng nước. Động viên 
trẻ tham gia các lớp học bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn. Giáo dục trẻ biết tự 
bảo vệ bản thân, đối với bé gái biết bảo vệ các vùng kín.
 Chủ đề “Gia đình” thông qua hoạt động khám phá khoa học “Một số đồ 
dùng trong gia đình” tôi lồng ghép giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, ổ cắm 
điện và các thiết bị điện khi không có người lớn bên cạnh. 6
nguy cơ gây tai nạn thương tích khi trẻ ở nhà như nguy cơ tai nạn đuối nước, tai 
nạn do điện giật, tai nạn bỏng nước sôi, lửa, hóc dị vật, tai nạn giao thông.để phụ 
huynh kịp thời nắm bắt được và có biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi 
trẻ ở gia đình. 
 Qua đây cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc trẻ nhận thức đúng đắn những 
nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính 
là sự quan tâm, chú ý, quan sát của người lớn khi trông trẻ, người lớn luôn phải 
nhớ rằng “tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu”. 
Chỉ một phút thiếu tập trung, có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ 
nhỏ.
 PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
 1.Đối với trẻ: 
 - Trẻ có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng tránh tai nạn thương tích.
 - Trẻ nhận biết những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, 
những vật dụng nguy hiểm gây tai nạn thương tích. 
 - Trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ 
 Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đạt được như sau:
 Trước khi áp Thời điểm hiện 
 dụng biện tại áp dụng biện 
 pháp pháp
TT Tiêu chí
 Số Số 
 Tỷ Tỷ 
 lượng lượng 
 lệ% lệ%
 trẻ đạt trẻ đạt
 Trẻ có kiến thức, kỹ năng an toàn 
 1 7/26 trẻ 26,9% 24/26 trẻ 92,3%
 phòng tránh tai nạn thương tích. 
 Trẻ nhận biết được những hành động 
 2 nguy hiểm, những nơi không an toàn, 8/26 trẻ 30,8% 24/26 trẻ 92,3%
 những vật dụng nguy hiểm..
 Trẻ biết một số trường hợp khẩn cấp 
 3 6/26 trẻ 23,1% 25/26 trẻ 96,1%
 và gọi người giúp đỡ.
 2. Đối với bản thân: 
 Sau khi thực hành áp dụng các biện pháp trên thì tôi cũng đã nâng cao hiểu 
biết, có nhiều kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại 
trường mầm non. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao và tôi không gặp 
bất kì tai nạn thương tích nào.
 3. Đối với phụ huynh: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_an_toan_phong_tranh_tai_nan.doc