Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng ở trường mầm non
Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ là những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào trường tiểu học và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra biện pháp nhằm khắc phục được những hạn chế và nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ở trường Mầm non”để nghiên cứu.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng Toán sơ đẳng ở trường mầm non
những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào trường tiểu học và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra biện pháp nhằm khắc phục được những hạn chế và nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ở trường Mầm non”để nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ở trường Mầm non” 3. Tác giả sáng kiến:. Họ và tên: Phạm Thị Thúy Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường MN Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh phúc. Số điện thoại: 0967 893 808 Email: phamthithuymntamhong@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Thúy - Trường mầm non Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng: Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn : Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi Trường mầm non Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15 tháng 9 năm 2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến. Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là 2 trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ ..v..v.. VD: Khi chơi với quả bóng và viên gạch trẻ muốn biết tại sao quả bóng lăn được còn viên gạch lại không lăn được. Hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. * Thuận lợi: - Trong những năm học vừa qua được sự quan tâm, tạo điều kiện phòng,sở Giáo dục - Đào tạo và chính quyền địa phương. Trường mầm non Tam Hồng đã được tư trang lại một số thiết bị dạy và học cho trường, lớp. Trẻ được học trong phòng học sạch sẽ, có đầy đủ các tiện nghi cần thiết đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. - Lớp học luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm bộ học toán, lô tô toán, tranh ảnh đồ dùng toán phục vụ cho trẻ. Đặc biệt có sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh đã mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, ngoài ra phụ huynh còn thu gom phế liệu thải sẵn có ở gia đình để giúp tôi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn toán để tôi có đủ điều kiện thực hiện tốt chuyên đề. - Có đầy đủ đồ dùng, thiết bị học tập theo thông tư 02, góp phần phục vụ cho công tác dạy và học. - Về chuyên môn:Bản thân đã đạt trình độ đại học sư phạm mầm non đã qua lớp đào tạo tin học ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kiến thức áp dụng vào quá trình dạy trẻ. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn sau: * Khó khăn: - Một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của Toán học nên chưa quan tâm ủng hộ trong việc thực hiện chuyên đề. 4 ra:“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5- 6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng ở trường Mầm non” Biện pháp 1:Tạo môi trường toán học cho trẻ * Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ. Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là một môi trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn,theo chủ đề,theo nội dung từng bài. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kính thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. - Tuỳ vào nội dungcủa từng bài, hay từng chủ đề để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ điểm thực vật: So sánh chiều cao của các loại cây, tôi đặt các loại cây ở quanh lớp để cho trẻ dễ nhìn, dễ so sánh. Ví dụ: Chủ điểm gia đình: So sánh to nhỏ, tôi cho trẻ so sánh ngôi nhà to với ngôi nhà nhỏ. Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ. Ví dụ: Ở góc học toán - Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ, những quyển Truyện tranh đã 6 lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, cô giáo cần tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có trong môi trường để đào tạo cho lớp mình một môi trường ngoài lớp học phong phú đa dạng. ( Ảnh minh họa trẻ chơi đong nước) Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, dạo chơi khu vui chơi vận động, tôi hỏi trẻ. Trong khu vận động có những đồ chơi gì? Những bánh xe này có dạng hình gì? Xích đu có dạng hình gì?. hoặc khi đến giờ ăn tôi thường sắp xếp 6 trẻ ngồi cùng một bàn, mỗi bàn là 2 chiếc đĩa để cơm rơi, 2 đĩa để khăn lau tay, một lọ hoa. Tôi cho trẻ sắp xép theo đúng như cô đã sắp xếp sau đó cho trẻ chia thìa và bát cho các bạn từ đó trẻ hình thành được trong bàn có 6 bạn thì sẽ chia 6 thìa và 6 bát, như thế trẻ đã biết sắp xếp tương ứng 1-1, ta có thể tận dụng mọi cơ hội để có thể hình thành các biểu tượng về toán cho trẻ. Ví dụ: Khi tham gia hoạt động góc. Ở góc phân vai trẻ chơi “Bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán. Ở góc xây dựng yêu cầu, trẻ xây mô hình ngôi nhà của bé, tôi yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì 8 dẫn đến trẻ bị nhằm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể. Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp. Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán ,tiết học trở lên sôi nổi,trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên có thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. Biện pháp 3: Tăng cường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn học toán là tính chính xác và khoa học. Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ mỗi kiến thức khác nhau và đòi hỏi phải có những đồ dùng học tập khác nhau, phù hợp với nội dung tiết học, bản thân đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu làm đồ dùng dạy học sao cho 1 đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng cho nhiều hoạt động khi có 1 đồ dùng học tập sẽ có hiệu quả sử dụng rất lớn. Khi làm đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn trong sử dụng bởi trẻ mầm non rất thích khám phá , vì thế đồ chơi cho trẻ phải an toàn không gây thương tích cho trẻ, tôi đã làm kết hợp nhiều màu sắc với nhau để tạo ra đồ dùng bền đẹp sinh động thích hợp với sở thích của trẻ, chất liệu làm đồ dùng bền đẹp. Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, những vật liệu, phế liệu bỏ đi dễ kiếm dễ tìm để làm nên đồ chơi sử dụng vào dạy học. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng tự tạo hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “ Làm quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững. Để đồ dùng đồ chơi phát huy tối đa hiệu quả của nó, thì 10 - Trẻ đếm riêng số lượng và ghi nhớ kết quả đếm của từng nhóm đối tượng. Ví dụ có 2 bông hoa màu đỏ và 3 bông hoa màu vàng ( dùng thẻ số 2 và thẻ số 3) - Đếm lại số lượng của nhóm thứ nhất ( ví dụ1,2..). Sau đó đếm tiếp số lượng của nhóm thứ 2( tức là bắt đầu đối tượng của nhóm thứ 2 sẽ gọi tên số là 3và lần lượt với các đối tượng khác của nhóm 4,5) - Sau đó trẻ đọc kết quả. Tất cả có 5 bông hoa( hay 2 bông hoa màu đỏ và 3 bông hoa vàng là 5 bông hoa) tuỳ theo trình độ của trẻ mà cô đưa ra các mức độ Ví dụ:Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật tôi tận dụng những hộp bìa cát tông, lõi giấy vệ sinh hay quả bóng bàn đặt câu hỏi? - Con nào thích chơi khối cầu và khối trụ? - Con nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật? Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm. + Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm khối cầu, khối trụ. + Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấymàu tương ứng để dán các mặt khối. Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng nhau tham gia vào các hoạt động. Biện pháp 4: Gây hứng thú trong giờ học toán. Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy tắc, trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. * Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái 12
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6_tuoi_trong_viec_hi.docx