Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo lớn

Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, đó là những mầm non tương lai của đất nước. Chính vì vậy mỗi giáo viên mầm non cần phải quan tâm chú trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức - trí thể - mĩ và lao động.
Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với các biểu tượng toán là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, năng lực quan sát, so sánh, tăng cường và làm giàu vốn từ ngữ cho trẻ, giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với toán học còn giúp trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, phát triển tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, thể lực và lao động.
Mặc dù giáo viên mầm non đã chú trọng để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán. Song thực tế việc dạy trẻ làm quen với toán học một số giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ chưa được chính xác và sâu sắc, phương pháp còn lúng túng, tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo. Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm qua trọng của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ hoạt động chưa được phong phú.
Từ tầm quan trọng của toán học đối với trẻ và từ những lý do thực tế trong việc thực hiện đề tài nên tôi mới chọn đề tài: “Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo lớn”
doc 21 trang skmamnonhay 15/11/2024 650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo lớn

Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng Toán cho trẻ mẫu giáo lớn
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng toán cho trẻ 
 mẫu giáo lớn”
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài.
 Bác Hồ từng nói: “ Đất nước Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không
 Dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các 
cường quốc năm châu hay không. Điều đó phụ thuộc vào công học tập của các 
cháu”.
 Qua câu nói của Bác cho thấy giáo dục đào tạo là yếu tố rất quan trọng. Giáo 
dục đào tạo có chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 
cho đất nước. Giáo dục đào tạo có thể phát huy tiềm năng của con người và đào tạo 
con người.
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng 
quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, đó là những mầm non tương lai của 
đất nước. Chính vì vậy mỗi giáo viên mầm non cần phải quan tâm chú trọng trong 
việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện 
cả về đức - trí thể - mĩ và lao động.
 Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với các biểu tượng toán là cơ hội tốt để sớm 
hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, năng lực quan sát, so sánh, tăng cường và 
làm giàu vốn từ ngữ cho trẻ, giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. Cho trẻ làm 
quen với toán học còn giúp trẻ phát triển óc tư duy sáng tạo, phát triển tình cảm, 
thẩm mĩ, trí tuệ, thể lực và lao động.
 Mặc dù giáo viên mầm non đã chú trọng để nâng cao chất lượng cho trẻ làm 
quen với toán. Song thực tế việc dạy trẻ làm quen với toán học một số giáo viên 
cung cấp kiến thức cho trẻ chưa được chính xác và sâu sắc, phương pháp còn lúng 
túng, tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo. Một số phụ huynh chưa nhận 
thức được tầm qua trọng của việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo. Đồ 
dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ hoạt động chưa được phong phú.
 Từ tầm quan trọng của toán học đối với trẻ và từ những lý do thực tế trong 
việc thực hiện đề tài nên tôi mới chọn đề tài: “Biện pháp thực hiện nâng cao chất 
lượng hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo lớn”
 2. Mục đích nghiên cứu :
 Đánh giá nhận thức về các biểu tượng toán học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 1 Nghiên cứu thực trạng khả năng nhận thức về toán học của trẻ mẫu giáo lớn 
(5-6 tuổi) , thông qua các hoạt động cho trẻ làm quen toán tại lớp 5 tuổi C, trường 
Mầm non Liên Châu-huyện Yên Lạc-tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất phương hướng 
các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng toán sơ đẳng 
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và tiến hành thực nghiệm để thấy được hiệu quả của nó.
 6.2. Kế hoạch nghiên cứu:
 Thời gian từ tháng 7 năm 201.. đến tháng 9/201.. nghiên cứu lý luận của đề 
tài.
 Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 201.. nghiên cứu thực trạng, và áp dụng các 
giải pháp vào thực tiễn.
 PHẦN 2: NỘI DUNG
 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 I. Ý nghĩa, tác dụng của toán học đối với trẻ mẫu giáo lớn
 Hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo lớn là cung cấp cho trẻ 
một số biểu tượng sơ đẳng ban đầu về hình học, về kích thước, về định hướng trong 
không gian và số lượng. Qua đó phát triển ở trẻ trí thông minh, trí nhớ tốt góp phần 
hoàn thiện nhân cách của trẻ.
 II. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn 
 1. Khái niệm về nhận thức 
 Nhận thức của con người là một hoạt động. Hoạt động nhận thức là một hoạt 
động phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ, liên hệ của bản thân, các sự 
vật hiện tượng trong hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Sự phản ánh đó là 
một quá trình phức tạp của hoạt động trí tuệ tích cực sáng tạo.
 Khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo được phát triển qua việc tiếp xúc, tri 
giác tìm hiểu các sự vật hiện tượng xung quanh.
 2. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn về toán học.
 Trẻ mầm non nhất là trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành những nhu cầu và khả 
năng khám phá tìm kiếm và lĩnh hội tri thức khoa học khá nhanh, trẻ lĩnh hội, rèn 
luyện các kĩ năng đều thông qua quan sát và các hoạt động của trẻ trong giờ học. 
Các hoạt động của trẻ đều thông qua hoạt động cụ thể, nên muốn trẻ nhận thức 
được phải cho trẻ nhìn, sờ, nghe. Vì vậy khi cho trẻ làm quen với các biểu tượng 
toán học phải có đồ dùng trực quan thì trẻ mới lĩnh hội được kiến thức
 Ở tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vì vậy khi tổ chức 
hoạt động giáo dục trẻ phải được tổ chức thông qua trò chơi để trẻ chơi mà học, học 
 3 gian và các phần trong mỗi vùng không gian đó: Trước về bên phải, sau về bên 
trái
 - Việc định hướng trong không gian trên bản thân trẻ, từ trẻ là cơ sở để trẻ 
định hướng trong không gian cho các đối tượng khác, vì vậy trẻ có khả năng 
chuyển dần từ việc dùng hệ tọa độ là bản thân trẻ đến việc dùng hệ tọa độ là các đối 
tượng khác (Khi đó góc tọa độ dịch chuyển tự do). Việc định hướng không gian 
trên bản thân trẻ là sự mở đầu quan trọng, là cơ sở để trẻ định hướng không gian 
cho các đối tượng khác.
 III: Yêu cầu, nội dung hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu 
giáo lớn
 1. Yêu cầu:
 Đếm và nhận biết số lượng, chữ số từ 1 đến 10, gộp trong phạm vi 10 và biết 
tách nhóm đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách
 Nhận biết mục đích của phép đo, biết thao tác đo và kết quả đo, biết so sánh 
kết quả đo, Nhận biết và phân biệt hình khối theo mặt bao.
 Xác định được các hướng trong không gian khi lấy người khác làm chuẩn và 
đối tượng khác làm chuẩn có sự định hướng.
 2. Nội dung hình thành các biểu tượng về số, kích thước, hình dạng, 
định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo lớn.
 - Trang bị cho trẻ về những kiến thức ban đầu về tập hợp con số kích thước 
hình dạng không gian và thời gian đó là cơ sở đầu tiên của sự phát triển toán học 
cho trẻ. Hình thành cho trẻ một số kỹ năng đếm, đo lường tính toán và kỹ năng hoạt 
động học tập giúp trẻ nắm được một số thuật ngữ toán học.
 - Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ số lượng, 
không gian và thời gian có hiện thực xung quanh trẻ.
 - Phát triển hứng thú, năng lực nhận biết, tư duy lôgic và ngôn ngữ cho trẻ.
 - Các nhiệm vụ trên được giải quyết một cách phối hợp và linh hoạt trên các 
tiết toán học. Tuy nhiên hoạt động của trẻ thể hiện cụ thể trên các tiết học như sau: 
 2.1. Chuẩn bị một số biểu tượng toán học ban đầu
 - Nhận biết và phân biệt mười số đầu: Biết đếm, thêm bớt, chia một nhóm 
các đối tượng làm hai phần trong phạm vi 10 thành thạo.
 - Phân biệt gọi đúng tên nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình 
khối quen thuộc.
 5 * Dạy trẻ phân biệt các hình khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 
qua các dấu hiệu của các bề mặt bao khối.
 - Dạy trẻ phân biệt khối cầu khối trụ.
 + Cô giáo cho trẻ chơi lăn 2 khối này.
 + Cô cho trẻ chơi đặt chồng 2 khối cầu lên nhau, đặt chồng 2 khối trụ lên 
nhau.
 + Để giúp trẻ phân biệt rõ hơn sự khác nhau của 2 khối này cô cho trẻ chơi 
nặn 2 khối.
 - Dạy trẻ phân biệt khối vuông và khối chữ nhật bằng cách: 
 - Cho trẻ nhận biết bề mặt bao khối. Khối vuông và khối chữ nhật đều có 6 
mặt, nhưng khối vuông đều có 6 mặt đều là hình vuông còn khối chữ nhật có 6 mặt 
đều là hình chữ nhật.
 2.4. Hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ
 Dạy trẻ phép đo lường: Nội dung dạy trẻ phép đo lường được đưa vào dạy 
 trẻ lớp mẫu giáo lớn. Bởi việc đưa hoạt động đo đạc các thước đo ước lệ vào dạy 
 học đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng phân biệt được các chiều kích thước của vật.
 Trẻ mẫu giáo lớn chủ yếu được học phép đo độ dài của đối tượng bằng các 
thước đo ước lệ, qua đó trẻ nắm được kết quả đo độ dài của đối tượng thể hiện qua 
số lần đo từng chiều kích thước của các đối tượng.
 Việc dạy trẻ phép đo lường được tiến hành trên tiết học toán với cả lớp, với 
từng nhóm trẻ hoặc từng trẻ, phụ thuộc vào từng mức độ lĩnh hội kiến thức kỹ năng 
đo lường của trẻ. Cụ thể: 
 - Giai đoạn 1: Thông qua ví dụ cụ thể. 
 - Giai đoạn 2: Dạy trẻ phép đo.
 - Giai đoạn 3 : Cho trẻ thực hành kỹ năng đo.
 2.5 . Hình thành biểu tượng về không gian và thời gian cho trẻ.
 * Hình thành biểu tượng về không gian.
 - Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bạn khác dựa vào việc xác định 
tay phải, tay trái của bạn đó.
 - Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật theo các hướng cơ bản của bạn khác, 
bằng cách dựa vào việc xác định các hướng cơ bản của bạn đó.
 - Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật so với nhau, dựa vào việc xác định các 
hướng cơ bản của một đồ vật lấy làm vật chuẩn.
 * Hình thành biểu tượng về thời gian
 7 - Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc không quá 
sớm hoặc quá muộn sẽ làm giảm tác dụng cúa đồ dùng, làm phân tán sự chú ý của 
trẻ
 - Các đồ dùng trực quan cần phức tạp dần theo sự phát triển nhận thức của 
trẻ 
 - Việc sử dụng phương pháp này sẽ đạt hiệu qủa cao nhất khi kết hợp giữa tri 
giác trực tiếp đối tượng hoặc hiện tượng với lời nói củả cô giáo 
 + Cần sử dụng hợp lý vật mẫu và hành động mẫu của cô khi dạy trẻ làm quen 
với toán, đảm bảo cho mọi trẻ được rõ ràng đầy đủ. 
 - Để việc sử dụng hành động mẫu có hiệu quả cô phải chuẩn bị trình tự các 
thao tác đúng, rõ ràng kể cả những lời phải rõ ràng đầy đủ, cô và trẻ cùng thực hiện 
hành động mẫu. 
 3.2. Phương pháp dạy trẻ bằng lời 
 3.2.1. Ý nghĩa đặc điểm
 Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng là hỗ trợ các phương pháp khác giúp 
trẻ phát triển ngôn ngữ năng lực chú ý lắng nghe hiểu và diễn đạt lời nói, thúc đẩy 
sự ham hiểu biết ở trẻ.
 - Đặc điểm: phương pháp này là sử dụng lời nói hợp lí, kết hợp giữa lời giải 
thích hướng dẫn của cô và việc quan sát trực tiếp đối tượng của trẻ, nhằm chính xác 
hoá hệ thống hoá sự nhận thức của trẻ 
 - Nhóm phương pháp này sử dụng các phương tiện ngôn ngữ ( đàm thoại, trò 
chuyện, kể chuyện, giải thích ) để truyền đạt và thu nhận thông tin, kích thích trẻ 
suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc
 3.2.2: Phương hướng tiến hành
 + Cô giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào đối tượng 
cần quan sát. Cô “mở cho trẻ thấy nhữnh cái cần nhìn và nhìn như thế nào” về đối 
tượng. Lời diễn giải hướng dẫn, giảng giải của cô nhằm phản ánh toàn bộ quá trình 
thực hiện nhiệm vụ.
 + Cô sử dụng phương pháp vấn đáp: cô tổ chức, hướng dẫn trẻ phân tích, so 
sánh, tìm kiếm phát hiện và dẫn dắt trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và 
thoải mái.
 - Cô phải tạo cơ hội cho trẻ nói lên nhận thức của mình khi quan sát và hoạt 
động với đồ vật, cô chỉ gợi mở, hướng dẫn trẻ. 
 3.3. Phương pháp thực hành;
 3.3.1. Ý nghĩa đặc điểm
 9

File đính kèm:

  • docbien_phap_thuc_hien_nang_cao_chat_luong_hinh_thanh_bieu_tuon.doc